PHONG THỦY HUYỆT MỘ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Khái quát về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đôi nét tổng quan về Bác Giáp

Võ Nguyên Giáp là vị đại tướng tài ba của đất nước, đại tướng là người chỉ huy trận chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử chấn động năm châu. Năm 2013 đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời hưởng thọ 103 tuổi.

Ông bà ta thường nói : ” sống có nhà thác có mồ ” Theo sách “ Bảo Ngọc Thư ” của cụ Việt Hải Tiên Sinh có nói : “ Địa Linh Nhân Kiệt – Địa Lợi dân trù ”. Có nghĩa là: “ Đất địa linh sinh anh hùng hào kiệt – Đất địa lợi dân giàu ” Những câu nói trên cho thấy người xưa rất quan tâm đến môn Địa Lý Phong Thủy. làm thế nào để lựa chọn, bố trí cho gia đình mình có một ngôi gia, cuộc đất Dương Cơ, nơi ăn ở được mạnh khỏe, may mắn làm ăn phát đạt, phát phú, phát quý…

 Thiết kế chưa có tên

Tại sao Đại Tướng Võ Nguyên Giáp lại chọn Đảo Yến- Vũng Chùa là nơi chôn cất ?

Sinh thời Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là một người tài hoa, văn võ song toàn, là một Tướng tài ba nhưng cũng là một nhà văn nhà thơ kiệt xuất, không những thế, Bác còn thông thạo phong thủy. 

Bởi vậy lúc biết mình số tận đã sắp hết, sắp đi theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đích thân chọn nơi an nghỉ cho mình tại quê hương Quảng Bình từ năm 2006. Vị trí an táng có cao độ 110 m, trên núi Vũng Chùa, trước mặt là Đảo Yến nằm cách bờ khoảng 500 mét.

Từ giữa những năm cuối thập niên 90, Đại tướng và gia đình bắt đầu có ý định tìm địa điểm để an nghỉ khi trăm tuổi. Ban đầu, Đại tướng có ý định đi về căn cứ địa Việt Bắc (ở Thái Nguyên), có lúc lại nghĩ đâu đó gần Chủ tịch Hồ Chí Minh ở vùng Sơn Tây (Hà Nội). Liên quan tới quyết định này, Đại tướng đã để lại di bút. Bộ Chính trị cũng đồng thuận với tâm nguyện của Đại tướng.

Thiết kế chưa có tên (2)

Xét về phong thủy, Vũng Chùa - Đảo Yến (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) có thế tựa lưng vào núi, mặt hướng ra Biển Đông là nơi đắc địa để an nghỉ ngàn thu.

Vũng Chùa là vùng biển nhỏ, có bờ cát trắng và bằng phẳng, sóng êm dịu, được hình thành bởi một triền núi đá đâm ra biển, người dân địa phương gọi là mũi Rồng.

Chia sẻ tại cuộc giao lưu trực tuyến trên Tiền Phong Online chiều 8/10, bà Võ Hạnh Phúc (con gái Đại tướng) cho hay, cuối những năm 1990, Đại tướng nhiều lần về thăm quê hương Quảng Bình và nghĩ mình sẽ về với quê hương. Gia đình cũng đã đi xem xét nhiều nơi trong tỉnh và cuối cùng địa điểm được Đại tướng quyết định lựa chọn là Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc huyện Quảng Trạch.

Bà Phúc cho biết thêm, khi trả lời Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị về vấn đề tổ chức tang lễ, đại diện gia đình bày tỏ rằng, suốt đời Đại tướng không có yêu cầu gì và đây là yêu cầu duy nhất. "Ông muốn về với miền Trung, miền đất nghèo khó nhưng giàu truyền thống anh hùng. Về Quảng Bình nhưng không nhất thiết là ở quê nhà làng An Xá. Quyết định về Vũng Chùa - Đảo Yến có từ năm 2006", bà Võ Hạnh Phúc chia sẻ.

Khu vực Vũng Chùa được bao bọc bởi đảo Hòn La, Hòn Gió và Hòn Nồm. Vị trí an táng có cao độ 110 m, trên núi Vũng Chùa; trước mặt là Đảo Yến nằm cách bờ khoảng 500 mét; phía tây là điểm cao 136 (núi Sú); phía bắc là dãy núi cao chắn giữ những cơn gió mùa Đông Bắc; phía đông là Mũi Rồng nhô ra biển.

Tổng quan phong thủy huyệt mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp

 Vị trí địa lý đắc địa

Theo Tứ Linh: đầu dựa vào núi, có Thanh Long, Bạch Hổ, mặt trước có Minh đường (là mặt biển rộng lớn, trước có an sơn là Đảo Yến)...  Theo Sách “Táng thư” – đây là cuốn sách có ghi về âm trạch thời cổ xưa, đã đề cập đến việc “phong thủy” và chỉ ra rằng: một khu đất được coi là có phong thủy tốt khi có đầy đủ những đặc điểm về “tàng phong, tụ khí”, sinh khí hưng vượng, dồi dào. 

Người xưa thường có câu “Địa linh sinh nhân kiệt” nghĩa là môi trường sống như thế nào thì sẽ sản sinh ra những con người như thế. Xét từ góc độ hình thể, một trường khí tốt phải có đầy đủ Tứ linh. Đặc biệt là ở phía sau của mộ phải có kháo sơn, tức là phải có chỗ dựa, nếu không có chỗ dựa thì sẽ luôn có cảm giác không an toàn, không có quý nhân phù trợ. 

Minh đường tức là chỉ phía trước của huyệt mộ đá phải có một khoảng không gian rộng rãi và thoáng đãng, như thế mới được coi là phong thủy tốt, còn nếu minh đường có khoảng không gian rộng rãi chứng tỏ sẽ có tài lộc. Ở phía trước có minh đường, còn phía sau có khảo sơn tức là cho ta thấy có quý nhân phù trợ, tiền đồ luôn xán lạn cho hậu thế mai sau…

Sau cuộc họp giữa Trung ương, tỉnh Quảng Bình và đại diện gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trưởng ban tổ chức lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình đã chính thức quyết định địa điểm an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu vực biển Vũng Chùa - đảo Yến, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây cũng là địa điểm lúc còn sống Đại tướng đã đồng ý với gia đình để Đại tướng yên nghỉ vĩnh hằng. Gần như ngay lập tức, các đơn vị công binh và nhiều lực lượng khác đã tập trung về Vũng Chùa- Đảo Yến mở đường vào khu vực. 

Khu mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiêm nhường nằm yên vị tại Vũng Chùa- Đảo Yến dưới chân đèo Ngang đầy nắng, gió và sóng biển mênh mông, là địa chỉ linh thiêng trong lòng dân Việt Nam và các tầng lớp yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đặc biệt đối với thế hệ những người cầm súng qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, vào những ngày này luôn ngập tràn nhang khói và những giọt nước mắt hành hương!

Lướt tới đỉnh đèo Ngang trời trong và mây trắng chúng ta tha hồ thả tầm mắt nhìn ngắm vẻ đẹp của non sông đất nước, và có thể thấy mồn một từng dòng người từ khắp nơi đang chảy về bên mộ Đại tướng trong niềm tôn kính và nhớ thương vô hạn, vô bờ! Trong những dòng người bất tận đó, có rất nhiều người là thương binh, bệnh binh, người già nhưng trên khuôn mặt họ vẫn rạng rỡ như được tiếp thêm sức mạnh tinh thần khi được gần gũi trước anh linh Đại tướng.

Đèo Ngang nơi eo thắt miền Trung hoang hút thuở nào giờ đây đang trở thành điểm nhấn nổi bật dọc duyên hải miền Trung và khắp cả nước bởi sự xuất hiện của Khu Kinh tế Hòn La (Quảng Bình) và Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), đặc biệt là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của bác Giáp một điểm dừng chân quá lý tưởng cho khách hành hương. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người được coi là “vị thánh của lòng dân” đang nằm đó luôn là niềm tôn kính, nhớ thương lẫn tự hào của triệu triệu người Việt Nam và bạn bè trên thế giới.

Khu vực Vũng Chùa, Đảo Yến là nơi được gia đình đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn làm nơi an nghỉ của Người. Đảo Yến là một huyệt đẹp hội tụ nhiều sinh khí, là một nơi thiêng liêng chứa đựng những điều thần bí.

Nơi an nghỉ của tướng Giáp là huyệt Đại Cát, Vũng Chùa – Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang khoảng 7km, với thế núi rồng cuộn hổ ngồi.

Xét về mặt phong thủy, phong thuỷ khu lăng mộ của đại tướng Võ Nguyên Giáp an nghỉ có phong thủy rất tốt, đầu tựa núi, có Thanh Long, Bạch Hồ, mặt trước có Minh Đường.

Thanh Long chính là núi Rồng bên trái cao 57m. Bạch Hổ là núi Sú bên phải cao 136m. Minh Đường chính là vùng biển rộng lớn thanh bình trước mặt có dòng hải lưu chảy từ hướng tây. Có án sơn Đảo Yến cao 66m trước mặt khiến sinh khí tụ lại, không bị tản ra

Thiết kế chưa có tên (1)

Nơi an táng là lưng chừng núi cao 110m phía Nam mũi Rồng. Cao hơn Án Sơn, Thanh Long khiến huyệt mộ nhận được nhiều khí tự nhiên. Phía Nam giúp nhà thờ nhận được nhiều khí tự nhiên, không khí thoáng mát. Mang lại nhiều điều tốt lành. Từ xưa vùng đất này vốn là đất núi lửa có màu đỏ hồng nhẹ, quanh năm ẩm ướt,cây cối tốt quanh năm. Được coi đất lành chim đậu

Vùng đất chôn cất người có hình vuông, cân đối, hơi phình như gò nhỏ. Mạch khí chảy từ Trường Sơn và Phía Bắc tụ lại ở Đảo yến, sinh mà tụ ra thế đất tuyệt vời, trừ mọi tai ương.

Khu lăng mộ của đại tướng theo ý nghĩa phong thủy sẽ là một thiên tướng trấn giữ phía Đông ngăn trừ mọi ma quỷ âm mưu xâm lấn làm hại người dân nước Nam ta.

Nơi an táng Đại tướng là huyệt đại cát

Theo các bậc tiền nhân đã biên soạn thành sách.

Sách Táng thư viết rằng: “Mai táng phải chọn nơi có sinh khí.” Kinh viết: Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng”. Do vậy mà có tên là “phong thủy”. Nơi khí tụ là huyệt cát, nơi khí tán là huyệt hung. 

Huyệt cát phải có thế đứng huyền vũ, nghĩa là lưng dựa vào miền đất cao, hay nhất là cuối dãy núi lớn, trước mặt có khoảng trống, thấp, tốt nhất có dòng nước chảy, bên trái tả thanh long nghĩa là có dãy núi cao tỏa ra như hai cánh tay che bên trái huyệt đất, có hữu bạch hổ, nghĩa là bên phải cũng có một dãy núi, hoặc đất cao che bên trái huyệt đất, có chu tước, nghĩa là ngoài vùng nước có một miền đất cao như cái bình phong chắn gió thổi vào huyệt đất.

Cuốn Táng Kinh viết: “Hình ngăn khí tụ, hóa sinh vạn vật là đất thượng đẳng”, tức là chân huyệt. Nếu không có hình tốt tức thế đất không ngăn được khí. Khí không tụ lại được thì an táng vô nghĩa. Nhưng đất có hình rồi cũng phải có thế. Thế đất cát thì huyệt sẽ cát; huyệt cát thì nhân sẽ cát. Thông thường, an táng ở trên thế đất phình. 

Táng kinh có viết: 

  • Thế đất có bình phong (đằng sau huyệt mộ có đất hoặc núi cao như bức bình phong để dựa, được che chắn) chôn đúng phép, vương hầu nổi lên. 
  • Thế đất như tổ yến (tròn, vuông, cân đối) chôn đúng cách, được chia đất phong. 
  • Thế đất như rìu kép (tròn, vuông, cân đối, phẳng phiu) mộ huyệt có thể giàu có.

Thiết kế chưa có tên (3)


Bởi vậy cho nên nơi an táng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được chọn là huyệt đại cát. Nằm ở độ cao 110m lưng núi Vũng Chùa. Huyệt đất quay về hướng Nam. Về phía Bắc núi Vũng Chùa dựa vào dãy núi lớn cao trên 700m. Phía Tây, núi Sú kéo dài như một tay ngai, cao 136m, phía đông, như con hổ lớn ở vị trí Bạch Hổ, dãy Mũi Rồng như một cánh tay dài như một con rồng lớn chạy ra biển ở vị trí Thanh Long. Từ trên huyệt mộ nhìn xuống sẽ thấu cả một vùng biển rộng, có dòng hải lưu chảy từ hướng Tây sang phía Mũi Rồng. Qua khoảng biển rộng khoảng 400m là đảo Yến, gồm hai ngọn như chiếc bình phong chắn gió ở vị trí Chu Tước.

 
Mảnh đất dự kiến để chôn cất Đại tướng có hình vuông, cân đối, hơi phình như một gò nhỏ, hướng về phía Nam theo câu: “Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ”. Đó chính là thế đất “Yến sào” có chỗ dựa Huyền Vũ là đỉnh cao trên 400m về phía Bắc.


Mạch khí chảy nghìn dặm từ Trường Sơn xuống dẫn mạch khí từ nghìn dặm Bắc về đến đây, gặp biển tụ lại, Biển mênh mông như một hồ lớn, nhưng trước huyệt đất lại có hải lưu dẫn khí lưu thông mà không tán. Sinh mà tụ là thế đất tuyệt vời này. Phía bên trái, theo cổ truyền là bên tả, dãy núi mũi rồng chảy ra biển, vừa xuôi xuống biển tạo ra một vòng cung chắn khí tản đông mà còn chắn gió đông, không để gió, tức phong, thổi vào huyệt mộ. Đó chính là hình tượng con rồng xanh hầu bên tả. Phía bên phải, hướng Tây núi Sú sừng sững như một con hổ chầu, che những cơn gió thổi vào huyệt đất. Đó chính là Bạch Hổ trừ mọi tai ương.


Phía nam là biển rộng, đóng vai trò minh đường tụ thủy, mạch hải lưu nhẹ cấp thêm sinh khí cho huyệt mộ. Phía xa một chút Đảo Yến như bình phong lớn làm ấm huyệt mộ. Theo người dân địa phương, đất trên núi vốn là đất núi lửa có màu đỏ hồng nhẹ, vùng mưa đều đất ẩm, cây cối xanh tươi quanh năm. Đây đúng là đất “Thái cực biên huân”, hợp với thế đất. Thêm nữa không phải bây giờ mà ngay từ ngàn xưa vùng Vũng Chùa - Đảo Yến đã là nơi chim yến tụ hội ríu rít quanh năm, đúng là đất lành chim đậu,“chim tụ hội thành đàn” đông vui, ríu rít, là đất “tụ khí tàng phong”.

Lăng mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp

Những tấm đá xanh nguyên khối luôn là vật liệu đẹp nhất được nhiều người sử dụng để xây dựng lăng mộ cho các bậc hiền tài, mộ tổ gia đình thể hiện lòng thành kính, biết ơn với những người đã khuất. Chính vì thế vật liệu được gia đình chọn để xây mộ cho Đại Tướng chính là đá xanh nguyên khối.

Những phiến đá nguyên khối lấy từ vùng núi Non Nước Ngũ Hành Sơn ( Quảng Nam) được vận chuyển ra Quảng Bình để xây dựng lăng mộ cho đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Thiết kế chưa có tên (4)

Do khu vực an táng của đại tướng nằm giữa lưng chừng núi. Vì vậy, để lên được nơi an nghỉ của đại tướng, chúng ta phải đi qua 103 bậc đá hoa cương tượng trưng cho tuổi thọ của Người.

Tổng hợp lại, nơi chôn cất Đại tướng Võ Nguyên Giáp là huyệt đại cát, ứng vào câu “tất phát khoa giáp, định rất phát đinh tài lưỡng vượng, phú quý miên trường, mọi người đều kính phục”. Với những chiến công vì dân vì nước, huyệt mộ đại cát, Đại tướng sẽ là một thiên tướng trấn giữ phía Đông ngăn trừ mọi ma quỷ âm mưu xâm lấn làm hại dân Việt, công đức kéo dài vạn vạn năm. 

Một số tích về huyệt mộ của Đại tướng

Thật ra, điểm yên nghỉ của Đại tướng đã được gia đình chọn lựa từ lâu. Khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến cũng là một huyệt đẹp hội tụ nhiều sinh khí đã được biết từ lâu. Dân xã Quảng Đông coi đây là một nơi thiêng liêng chứa đựng những điều thần bí.

Ông Phạm Xuân Hương, một bô lão trong xã kể lại chuyện xưa được lưu truyền trong nhân dân:

“Đó là câu chuyện một người Tàu biết đây là khu mộ huyệt đại cát, nếu an táng cha mình vào đây, con cháu sẽ phát tài, hưng vượng, liền đem hài cốt cha mình đến đây chôn trộm. Lúc đó, cả khu vực còn là rừng rậm. Anh ta chờ lúc giữa trưa mới thuê người địa phương đưa vào rừng. Thuyền vừa đỗ dưới bãi, định bước lên bờ thì bỗng trong rừng xuất hiện một đôi hổ, một con đen, một con trắng nhảy ra gầm vang đe dọa. Anh dẫn đường vội vàng đẩy thuyền chạy về.

Nhưng anh người Tàu vẫn không đành, anh ta mượn một thầy phù thủy đi cùng lần nữa. Lần này nghe như sợ thầy phù thủy, không thấy hổ ra dọa nữa. Trèo lên đến miếng đất bằng trên sườn núi, anh ta vội vàng đào mộ rồi đặt hài cốt cha mình xuống, nhưng lạ kỳ, hài cốt đặt xuống đáy hố thì tự nhiên đất lại đùn lên, đẩy gói hài cốt trở lại mặt đất. Thầy phù thủy bày đàn, bấm độn triệu thỉnh thổ địa lên hỏi, thổ địa trả lời: Đây là huyệt mộ đại cát, nhưng không dành cho người này. Chôn xuống sẽ bị đào lên. Anh người Tàu sợ quá, vội mang hài cốt cha mình về Tàu.”

 Vũng Chùa - Đảo Yến là thắng cảnh nằm chung trong vịnh Hòn La mà sách Đại Nam dư địa chí ước biên của Cao Xuân Dục thời nhà Nguyễn gọi là vịnh La Sơn. Trong sách nêu rõ vịnh La Sơn được bao bọc bởi những ngọn núi như những bức tường thành, phía đất liền là dãy Hoành Sơn “thế như rồng cuốn hổ ngồi, trùng trùng điệp điệp lan ra tận biển”, với đỉnh Mũi Rồng che chắn phía tây - bắc, ở phía đông có nhiều đảo nhỏ (dân gian gọi là hòn)...

Quần thể danh thắng này gắn liền với rất nhiều truyền thuyết dân gian, như việc người dân vùng này không dám chặt cây chò trắng, vì đây là loại cây tương truyền được long vương dùng xây thủy cung dưới biển. Mà long vương từng nổi sóng lớn giúp dân nhấn chìm chiến thuyền của quân Chiêm khi đến quấy phá dân làng thời Đại Việt. Dân gian còn truyền miệng chuyện năm vua Lê Thánh Tông xuất thủy quân đánh Chiêm Thành, đã dừng lại nơi đây lập đàn xin thần linh phù hộ thắng giặc và chúng sinh an lành. Sau đại thắng, vua lại trở về lập đàn cáo cùng trời đất tại đây.