Tổng hợp phong thủy âm trạch mộ phần chi tiết những điều cần biết

 

Từ thời cổ chí kim con người đã có những phong tục tập quán nhất định về quá trình mai táng, cụ thể là Phong Thủy Âm Trạch. Ở mỗi nước, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc hay mỗi một tôn giáo đều có sự khác nhau nhưng đại thể mà nói thì cũng có sự tương đồng nào đó.

Phong tục mai táng có thể chia ra thành những hình thức mai táng cơ bản như: an táng, hỏa táng, thủy táng là phổ biến nhất hiện nay.

Sinh lão bệnh tử là một sự thật mà bất kì ai cũng phải trải qua, con người rồi sẽ chết đi, cổ nhân quan niệm "Chết không có chỗ chôn" là một việc vô cùng đau khổ. Người chết không được an táng ổn thỏa, linh hồn bơ vơ, thì người sống cũng không yên lòng, suy cho cùng, việc an táng cũng vì cái tâm của người tại thế là chủ yếu, "Mồ yên mả đẹp" là một việc vô cùng, vô cùng quan trọng.

Đối với Phong Thủy Âm Trạch coi trọng 4 nhân tố: Long Mạch - Huyệt Mạch - Sa Mạch -Thủy Mạch. Chính bởi vậy, 1 mảnh đất tốt để an táng phải hội tụ đủ 4 yếu tố: Long Chân -Huyệt Đích - Sa Tụ - Thủy Bao.

Ngoài ra, còn phải tránh: hướng xấu, nơi có nhiều mồi, kiến, chuột, rắn, v.v... An táng mà chọn sai, chọn nhầm vào 1 mảnh đất dữ khiến cho người chết không yên thì người sống cũng long đong vất vưởng, gặp nhiều chuyện xấu, tại họa. 

Chọn đất xây mộ (âm trạch) ngày nay không còn cầu kỳ và phức tạp như xưa, song cũng cần cẩn thận khi an táng người chết, chỉ mong sao "Mồ yên mả đẹp" "Vui cửa yên nhà" là được.

1. Khái Quát Về Phong Thủy Âm Trạch - Mộ Phần

Liên quan đến việc Chọn Đất Mộ Phần được chia làm 3 phần chính như sau:

Thứ Nhất - Luận Về Chọn Đất Mộ Phần

  • Thế Đất Và Những Điều Kiêng Ky.
  •  Thuật Phong Thủy Và Chọn Đất Mai Táng

Thứ Hai - Luận Về Thiên Thời Địa Lợi Và Con Người

  •  Đặc Điểm Nhân Đinh Theo Thời Gian Sinh
  •  Mối Quan Hệ Giữa Bát Quái Và Âm Trạch

Thứ Ba - Luận Về Âm Trạch

  •  Đất An Táng
  •  Sơ Đồ Mai Táng Người Quá Cố

2.Phong Thủy Chọn Đất Mộ Phần

Theo 1 số sách về văn hóa phương Đông, phong thủy được hình thành từ xa xưa khi con người biết chọn đất để ở, rồi tìm đất để mai táng người chết, nhưng việc chọn đất như vậy được xuất hiện dưới dạng khoa học phong thủy thì vào khoảng đời Tần, Hán rồi được phát triển lên vào thời Minh, Thanh.

Lý luận phong thủy chủ yếu về quy hoạch và thiết kế kiến trúc là tập hợp của nhiều môn khoa học như: thiên văn địa lý, cảnh quan, tinh tượng, luân lý, kiến trúc, sinh thái và nhân sinh mệnh học, v.V...

Phong Thủy Âm Trạch là nói về đất táng người chết nhằm mưu cầu phúc phần cho người sống, vong linh được yên ổn thì đời sau mới được công thành danh toại.

Chính bởi vậy, người đời chăm lo mộ phần rất chu đáo. Từ đó, họ coi Âm Trạch quan trọng hơn Dương Trạch và phân định như sau:

  •  Âm Trạch - Dương Trạch đều tốt, là tốt nhất
  •  Âm Trạch tốt - Dương Trạch xấu, là thứ nhì
  •  Âm Trạch xấu - Dương Trạch tốt, là thứ ba
  •  Âm Trạch - Dương Trạch đều xấu, là xấu nhất

Nhưng Dương Trạch gần gũi với người sống nên được xem tỉ mỉ hơn Âm Trạch;

Tìm đất tốt để an táng người thân chẳng khác gì tìm đất để xây cất nhà ở cũng phải xem hướng, đặt mộ, chọn ngày giờ tốt để an táng, xây cất tôn tạo mộ phần hay cải táng, v.v...

Việc trước tiên quan trọng nhất là xem xét ThếHình của mảnh đất dự định mai táng (xây cất - tôn tạo)

2.1 Thế Đất - Hình Đất Mộ Và Những Điều Kiêng Ky.

Khái Niệm Cơ Bản:

Việc lựa chọn đất Âm Trạch (mộ phần) ngày nay không cầu kỳ như xưa, song cũng cần cẩn thận khi an táng người chết, mong "Mồ yên mả đẹp" là được. Có vài yếu tố căn bản cần xem xét khi xác định chọn đất mộ phần như sau:

2.1.1. Chọn Thế

Thế là nhìn từ xa, thế nằm bên ngoài, thế là viễn cảnh của đất - định vị (Thế - luận bằng tiên thiên đồ), lợi thế địa lý (chọn địa hình) so với địa điểm khác

Đồ hình tiên thiên bát quái

Cấn ( Tây Bắc)

Khôn ( Bắc)

Chấn (Đông Bắc )

Khảm ( Tây)

Trung Tâm

Ly (Đông )

Tốn (Tây Nam)

Càn (Nam)

Đoài (Đông Nam )

 

2.1.2 Xác Định Nội Hình

Hình là nhìn gần, hình nằm trong thể, hình được thế ứng mới có, Hình - luận theo hậu thiên đồ, là sự may mắn đem lại sau khi sắp đặt (khai huyệt, chôn cất)

Đồ hình hậu thiên bát quái

Càn ( Tây Bắc)

Khảm ( Bắc)

Cấn (Đông Bắc )

Đoài ( Tây)

Trung Tâm

Chấn (Đông )

Khôn (Tây Nam)

Ly (Nam)

Tốn (Đông Nam )

Hình trong phong thủy chính là hình dạng của núi kết huyệt

Hình là điều kiện quan trọng nhất để tụ khí

Khí vận hành (di chuyển) theo thế núi, thế đất nhưng do hình mà bị ngưng tụ lại

Nơi ngưng tụ được linh khí như thế gọi là "Chân Huyệt" (Mạch Thật)

Hình ngăn tụ khí, hóa sinh vạn vật, là "Đất thượng đẳng"

Nếu không có hình tốt, tức hình dạng đất ở đó không ngăn được khí, khí không tụ lại, thì an tang vô nghĩa

Hình có to có nhỏ, có cao có thấp, sấp ngửa, rộng hẹp, cân lệch, v.v... muôn vạn hình trạng

Tiền sử phong thủy chia hình dạng đất thành 6 kiểu: tròn, bẹt, thẳng, cong, vuông, lõm và yêu cầu

  • Thứ nhất, phải ngăn được khí (khí tụ)
  • Thứ 2, phải tàng (giấu), vị đất lộ khí tán theo gió
  • Thứ 3, phải vuông cân, vì đất nghiêng lệch khí uế phát sinh
  • Thứ 4, phải có hình vòng cung, khí tụ mà lưu thông trong huyệt, đất ấm.

Các cụ xưa còn nói cụ thể về Hình đất an táng như sau:

  •  Có Bình Phong (sau huyệt mộ có đất hoặc núi cao như bức bình phong để tựa, được che chắn) chôn đúng phép thì vương hầu nổi lên
  •  Như Tổ Yến (Hình đất tròn, vuông, cân đối, phẳng) chôn đúng cách thì được phong phú (phong lưu, phú quý)
  •  Như Rìu Kép (ý nghĩa như Tổ Yến) thì có thể giàu có
  •  Như Mâm Xôi (ý nghĩa như Tổ Yến) thì vĩnh xương hoan hỷ
  •  Như Loan Y (Áo quân bừa bãi) thì thê thiếp dâm loạn
  •  Như Túi Rách (đất, cát, sỏi, phù sa bồi, ... lộn xộn) thì tai họa liên miên
  •  Như Thuyền Lật thì nữ bệnh, nam tù
  •  Như Kiếm Nằm (đất dài như thanh kiếm) thì chu di bức hại
  •  Ngang Lệch (đất xiên xẹo, không ra hình dạng gì) thì con cháu tuyệt tự
  •  Như Đao Ngửa (đất như dài như thanh đao) thì hung họa suốt đời

Thế, Hình đất Cát thì huyệt sẽ cát; huyệt cát thì nhân sẽ cát lợi

Phàm táng ở trên đất phình, cheo leo, lộ lồi, nham nhở, v.v... đều mang lại hung họa khôn lường cho đời sau

Các cụ xưa có nói: Hình, Thế rõ ràng tìm huyệt dễ, không rõ Hình, Thể tìm huyệt khó

Cổ nhân coi Thế và Hình đều quan trọng như nhau: Thế đến, Hình ngăn gọi là Toàn khí, đất

Toàn khí, khi táng thì tụ được khí

Do vậy khi tìm huyệt để chôn cất phải chú ý phối hợp Thế và Hình, Thế đến phải có Hình ngăn nếu không thì khí sẽ không tụ. Hình tốt phải có Thế dẫn khí đến, long mạch không thông, huyệt chỉ có thể là giả, là rỗng. Hình và Thế thuận là cát, Hình và Thế nghịch là hung.

"Thế cát Hình hung bách phú không còn, Thế hung Hình cát họa hại vô cùng"

2.1.3. Thiết Trí

Phong Cảnh tại mộ và quanh mộ huyệt, quan hệ giữa nhân định (nhân hòa - thi hài an nghi) và hoàn cảnh (thiên thời, địa lợi), tức chọn điều lành và tránh điểm dữ, hưởng lợi (sự may mắn) hiện tại và tương lai (hậu thế).

Tất cả 3 vấn đề vừa nêu gọi chung là Phong Thủy Học Âm Trạch và được các trường phải biện giải theo lập luận riêng khác nhau.

Các Trường Phái Phong Thủy:

Trong phong thủy học có phái hình thế và phái lý khí.

Phái hình thế chú trọng xem lành, dữ qua hình thế sông, núi

Phái lý khí chú trọng xem lành, dữ qua âm dương mà sách sử truyền có 3 loại: Bát Trạch -Phi Tinh - Huyền Không

  1. Lý Khí - Bát Trạch:

Bản chất là xét đất - trạch mộ và sao tương sinh tương khắc.

Theo phái này, trước tiên dùng la bàn xác định hướng (đặt la bàn ở tâm mộ huyệt), sau đó lấy tọa sơn (hướng gốc - vị trí phương hướng) làm trạch mệnh (số mệnh của ngôi mộ) và được chia thanh ở trạch mệnh theo Đông tứ hướng (Khảm - Ly - Chấn - Tốn) và Tây tứ hướng

(Khôn - Càn - Đoài - Cấn)

  1. Lý Khí - Phi Tinh:

Bản chất là vận mệnh ngôi mộ theo tổ hợp: Toạ Tinh - Hướng Tinh - Phi Tinh năm tháng (đặt la bàn ở cửa mộ, cổng lăng tẩm)

Phi tinh có tính chính xác, khoa học hơn, nhờ dựa vào thuyết Cửu Tinh (hàm số về sự dịch chuyển của các tinh tú theo thời gian)

  1. Lý Khí - Huyền Không:

Bản chất là lập luận theo thời gian (tuổi của nhân đinh - người tạ thế)

  1. Phần tài liệu này được trình bày theo phương pháp xét nhân đinh (người tạ thế) theo hoàn cảnh (thiên thời, địa lợi)

4.1 Xác định điểm trung tâm (nơi đặt la bàn định hướng)

Đặt ở tâm cửa mộ đối với việc xem xét hoàn cảnh xung quanh mộ - ngoại cảnh (chủ yếu trên cơ sở phân tích thiên thời và địa lợi)

Đặt ở tâm ngôi mộ đối với việc xem xét nội hình cho từng nhân đinh - người chết được mai táng

4.2 Dùng la bàn định hướng (đặt tại tâm cửa mộ)

Xác định hướng: tọa - nơi đứng để xem xét, hướng - nơi nhìn và kích thước của cửa mộ

Xác định bày trí nội hình cho nhân đinh (người chết): hướng cửa mộ, cổng lăng, hướng đặt nơi thờ

Trong 2 trường hợp này đều sử dụng la bà 24 hướng, mỗi hướng có 9 vận, tổng là có 216 ô số. 

4.3 Quy Hướng:

Nam, ngũ hành thuộc Hỏa ở trên

Bắc, ngũ hành thuộc Thủy ở dưới (dựa trên quái đồ tiên thiên)

Đối với việc xét phong cảnh quanh mộ thì ngược lại (dựa trên quái đồ hậu thiên)

2.2 Phép Phong Thủy (Thuật Phong Thủy)

2.2.1. Về Long Mạch

Phong thủy trọng "sinh khi", ky. "gió thổi", quí "dòng nước"

Phong thủy tốt là phải "Tàng phong, tụ thủy", tức sinh khí tụ mà không tân, động mà lại tụ và chú trọng đến thời gian, phương vị, địa điểm với quan niệm: núi (sơn long) như vợ, nước (thủy long) như chồng, "Phu tòng phú quí"

1.1 Trong long sơn cốc (núi non, gò đồi) thì đá là xương cốt của núi (xương của long - long mạch), đất là thịt của núi (thịt của long), cây cỏ là lông của núi (lông của long)

Vì vậy có núi thì lấy núi để đoán, không có núi thì lấy nước mà đoán.

Núi quý ở to lớn hùng vĩ, nước quý ở uốn lượn quanh co; quanh co thì nước với núi có khí tụ, hùng vĩ thì núi với nước có khí nồi (lộ ra).

Hế chủ sơn (núi chính) mà nhấp nhô uốn lượn, đỉnh cao đẹp đẽ, chi cước (nhánh) đi liền với thân, thế núi nguy nga là núi phát phước long mạch.

Phần mà tản mạn yếu ớt, cứng nhắc phù nề, thô, thẳng đuột, nhọn hoắt đều không tốt

Có 5 trường hợp Hung (dữ) là:

- Núi cao nước xiết

- Núi ngắn nước thẳng

- Núi áp sát cắt nước dòng chảy

- Núi lồn nhồn chẳng có hình thể gì mà nước thì chảy nhiều ngả

- Núi lộ mà nước chảy ngược

Có 5 trường hợp khác nữa cũng là Xấu, gồm:

- Nước tù (không có nguồn chảy về)

- Bờ ruộng ngắn nhỏ

- Vũng rãnh cạn khô

- Nổi cồn bãi

- Nước xoáy ngược ào ào do đất dịch chuyển

Tiếp đến là xem chi sơn (núi nhánh):

Chi sơn phải như kho lẫm, như cờ, như trống, phải có quy cách, như thiên mã qui nhân, như hốt ấn văn bút, như rương vàng kiếm báu

Tác dụng của chi sơn là đưa đón, cung phụng, hộ đỡ, khiến chủ sơn càng oai phong lẫm liệt.

1.2 Trong long bình địa cũng có sinh khí cát tường, bùn đất sẽ theo đó mà lên xuống, lại có chỗ đất cao lên, gọi là bình chi cao địa, thì rất tốt, nhưng cần có Thanh Long, Bạch Hổ bảo vệ, nếu không thì cũng không thật cát lợi ( chỉ nên dựng miếu, đền, không nên dùng cho an táng). Long bình địa (đồng bằng) gọi là nhập thủ (đẹp), Long nhập thủ bằng 5 cách

- Trực (thẳng)

Nhập thủ - Trực long là xông thẳng phía sau lưng, đỉnh đối diện với lại mạch kết huyệt, cách này khí thế mạnh mẽ, phát phú cực nhanh

- Hoành (ngang)

Nhập thủ - Hoàng long là hạ xuống bên cạnh

- Hồi (vòng lại)

Nhập thủ - Hồi long là uốn lượn

- Phi (bay)

Nhập thủ - Phi long là kết tụ ở trên

- Tiềm (ẩn)

Nhập thủ - Tiềm long là sa xuống biển

Ngoài ra còn có cách nhập thủ - Xiển Liong là long mạch tránh né. Nếu nhập thủ không đẹp thì tất cả đều công cốc

Xem nhập thủ thì phải biết chữ nào trong tứ cục: Ất - Đinh - Tân - Quí thì long nào là sinh vượng Chi địa, rồi cắm đánh dấu chỗ sinh vượng, tránh bát sát (8 long hung), theo phép mà định hướng kết huyệt, rồi dùng la bàn định phương vị

Xem Nhập Thủ

Long Mạch 

Thuỷ Khẩu Tại

Can

Cung

Ất 

Tân

Càn

Đinh

Quí

Cấn

Tân

Ất

Tốn

Quí

Đinh

Khôn

 

Ghi Chú: Nhìn bảng thấy giữa Long Mạch và Can chuyển đổi cho nhau theo cặp và chỉ khác nhau về Bát Quái

Từ phương Càn nhập thủ mà hình tượng vừa tươi tốt, vừa viên mãn, vừa có sinh khí thì đó là

"Chân Long" (mạch thật), phát phú quí

Nếu nhập thủ tương phản với sinh vượng của tứ cục ắt tử tuyệt

Phạm bát san khắc chế (8 điều sát - long hung) nhẹ thì giảm phú quí, nặng ắt người chết, của hết.

2.2.2. Phân Định Long Mạch Tốt - Xấu (nguồn nước lành - dữ)

- Long mạch từ xa đến thì phú quí bền, long mạch ngắn ngửi thì phú quí cũng ngắn ngủi

- Long mạch chạy ngang, tối kỵ bị đứt đoạn từ bên trong, vì như thế gia chủ sẽ bị mất hết gia tài, chuốc lấy đủ thứ tai họa

- Dựa vào Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ (ngũ hành) để xem xét được lành, dữ hay vãng lai song hành: Can nhiều Chi ít thì tốt 1 nửa, Chi nhiều Can ít rất xấu (đại hung), Can trong trẻo vươn xa, Chi vẩn đục dòng ngắn, cùng song hành (song song) chảy đi thì gọi là hỗn tạp

- Theo phép xem đất (địa lợi) thì bát (8) Can đến tứ (4) duy đi là tốt nhất

Trong đỏ: Càn - Khôn - Cấn - Tốn là đại thần (bát quái); Giáp - Bính - Canh - Thân - Nhâm là trung thần (Can); Ất - Đinh - Tân - Quí là tiểu thần (Can); Gọi gộp là tam thần.

phong thủy

2.2.3 Bảng Phân Định Long Hung

unnamed

Ghi Chú: Khảm - Ly - Chấn - Đoài và Mậu - Kỷ không can dự vào tam thần.

Nếu tiểu thần không nhập vào trung thần, trung thần không nhập vào đại thần thì không tốt

Có đại thần nhưng bát Can thần không đến thì không tốt mà chỉ giữ được bình ổn, không phát và gọi là vô lộc

unnamed (1)

- Còn về địa chi: Dần - Thân - Tỵ - Hợi là đại thần (đất phong thần kiếp sát), Tí - Ngọ - Mẹo - Dậu là trung thần (đất đào hoa hàm trì), Thìn - Tuất - Sửu - Mùi là tiểu thần (đất mộ khố khôi cương)

Mà phép xem nước đều kỵ cả 3 loại này. Thủy thần không khắc chế lẫn nhau, thì không đại phát, mà vô họa

- Thuật phong thủy lấy bát quái để luận giải long mạch thì cho rằng:

Khảm sơn chủ: trung hậu, hiền đức, lương thiện, sống lâu

Ly sơn chủ: tại họa

Chấn sơn chủ: sinh nam, nữ

Tốn sơn chủ: có rể hiền

Khôn sơn chủ: phụ nữ sống lâu

Càn sơn chủ: quí nhân sống lâu

Đoài sơn chủ: đỗ đạt cao

Cấn sơn chủ: nhân đinh hưng vượng (tức gia quyến được hưởng sau khi mai táng)

Tóm lại, trong phong thủy Long có thuận nghịch, long mạch cũng có tốt có cái xấu. Long phải tụ không được phân tán, long phải dừng lại không được bỏ đi. Mạch ngắn ấy là sinh mạch, mạch tụ lại ấy là sinh mạch; Nếu dài quá là mạch chết, mạch tự đi ấy là mạch chết. Chỉ dùng thiên Can, không được dùng địa Chi, phép xem nước (Thủy) là như vậy.

2.3Thuật Phong Thủy Và Chọn Đất Mai Táng

2.3.1 Chọn Đất Âm Trạch

Theo thuyết tam tài: Thiên - Địa - Nhân cùng cảm ứng

Theo quan niệm về phong thủy của người Việt Nam, 1 ngôi đất táng có thể làm cho con cháu phát đạt nhưng cũng có ngôi đất táng chỉ đem lại sự lụi bại cho huyết thống.

Đất có ảnh hưởng sâu xa tới xương cốt của người đã khuất. Có chỗ xương cốt được bảo tồn, có chỗ thì xương cốt lại mau bị hư hại. Việc bảo tồn hay hư hại này đều ảnh hưởng đến con cháu.

 

  1. Cổ nhân quan niệm - mảnh đất xây huyệt mộ và người qua đời phải tương thích nhau, thời điểm chôn và người qua đời cũng phải phù hợp, đó chính là nói về tác dụng của sinh khí.

 

  1. Thiên quái (phân bố sao) - nếu sự vận hành của ngũ hành đều nằm trong Thiên quái thì sẽ giàu sang phú quí, còn ngũ hành vận hành ra ngoài Thiên quái sẽ dần dẫn đến suy kiệt, bại vong

 

  1. Trong 1 quẻ có 6 hào, 3 hào trên là ngoại quái, 3 hào dưới là nội quái. Nếu thiên cơ (mộ, lăng) nằm trong nội quái sẽ khiến gia đình giàu sang phú quí, ngược lại nếu nằm ngoại quái sẽ khiến gia tộc suy kiệt, bại vong

 

  1. Thiên Can gồm: Khôn - Càn - Cấn - Tốn (Dần - Thân - Tỵ - Hợi) có thể dùng Nhâm để thể hiện, mang ý nghĩa dương khí, thuận theo (thuận theo chiều kim đồng hồ) hướng vận hành của các sao ( ngũ hành trong phân bố sao)

 

  1. Địa Chi gồm: Khảm - Ly - Chấn - Đoài (Tý - Ngọ - Mẹo- Dậu) có thể dùng Quý để thể hiện âm khí ở vào vị trí quẻ của nó (Cửu tinh tức ngũ hành trong tam hợp), do đó phải lựa chọn hướng ngược chiều (ngược chiều kim đồng hồ)

2.3.2 Lưu Ý về Chọn Đất An Táng: 

Thế đất tốt cho âm trạch là nơi khô ráo. Xưa có câu: "Chôn cạn hay bị cầy, cáo bới xác, chôn sâu thì chạm mạch nước, do vậy phải chôn trên gò cao để tránh nạn cầy, cáo và nạn dầm nước, xác mau thối rữa là không thích hợp".

Khi xem đất (tay cầm la bàn), đầu tiên xác định phương hướng vị sinh khí và tử khí trong tháng định xây cất rồi mới xem ngày giờ động thổ (khai huyệt)

Bảng Đặc Tính Khí Hướng Theo Con Trăng (Tháng âm lịch)

 unnamed (2)

Ghi Chú:

Tính đối lập của các tháng: Giêng-7, 2-8, 3-9, 4-10, 5-11, 6-Chạp cũng có nghĩa sự đối lập giữa 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm theo từng cặp.

Nhìn bảng là thấy rõ 6 tháng cuối năm sinh khí và tử khí ngược lại so với 6 tháng đầu năm.

Như vậy có nghĩa mỗi tháng đều có sinh khí và tử khí, phương vị cụ thể thì xác định chi tiết theo bát quái, thiên can, địa chi bằng la bàn.

Nếu động thổ (bổ nhát cuốc đầu tiên, vì động thổ phải bổ 4 nhát cuốc ở 4 góc huyệt mộ) ở phương vị sinh khí thì tốt lành, nếu vào phương vị tử khí thì xấu, dữ.

Bởi thế khi động thổ (Khai huyệt) phải xem giờ, ngày, tháng, mùa trong năm là vậy.

Theo thuyết phong thủy, không chỉ có khai huyệt chôn cất mà kể cả việc chỉnh sửa mộ phần đều phải tiến hành vào vị trí sinh khí của tháng, nếu sửa vào vị trí tử khí của tháng sẽ dẫn đến tai họa.

Bát Cẩm Trạch

Nói đến Bát Cẩm Trạch là bàn về xem hướng của Âm Trạch, hướng của Dương Trạch tốt hay xấu sau khi đã điểm huyệt - định vị.

Nguyên tắc Âm Trạch - Dương Trạch không khác nhau, nhưng sự liên quan và ảnh hưởng của Dương Trạch thì trực tiếp hơn, quan trọng hơn đối với người sống, do đó phải xem tỉ mỉ hơn.

Xem đất lấy huyệt chỉ cần xử lý thỏa đáng khí: tiếp nhận sinh khí, loại bỏ sát khí, tiêu nạp, khống chế, biện giải thần tính là có thể đạt được mục đích của tướng địa.

Địa thế ở những địa điểm khác nhau, đất có những bức xạ khác nhau dưới tác động của trường trái đất, nơi có công suất bức xạ rất lớn gọi là miền "Địa Chấn".

Vị trí hướng mộ, sự hưng (Mộ Kết), suy (Động Mộ) của mộ phần là do sự lưu hành của khí mạch, được mạch to, thế lớn, khí nhiều là điềm đất lớn, hưởng phước lộc lâu dài ngàn năm chưa nghỉ.

Thực tế có những ngôi mộ rơi vào vị trí xấu, hướng không thuận, không "vượng khí", không "tụ khí" khiến gia chủ sa sút trên nhiều mặt.

Tất cả những cái đó tiền nhân đã gói gọn trong cụm từ: "Thiên Thời - Địa Lợi"

Thuận Phong Thủy Và Chọn Đất Mộ Phần:

Khoa học cho hay Thiên Thời - Địa Lợi công bằng với mọi nhân đinh (mọi người)

  1. Khí - Gió:

Cổ nhân cho rằng "khí thăng phong tắc tán" (1 khi khí không tụ thì hưng vượng sẽ mất), như vậy cần tụ khí, tránh khí tán. Khí vượng (Mộ Kết) thì nhân càng vượng, làm ăn phát đạt, phước lộc song toàn. 

Tuy nhiên khí tụ là phải khí tốt (khí Dương) chứ không phải loại khí tử (khí Âm)

- Muốn tụ được khí tốt trước hết phải có địa hình tốt, hướng tốt, để đón được gió Dương từ từ, hiu hiu thông thoáng mà không oi bức.

Còn loại gió thẳng ào ào như mũi tên bắn thẳng vào là loại gió Âm, không tốt, cần phải tránh.

Nếu chỉ có gió Âm thổi trực diện thì phải trồng tre trúc để ngăn chặn bớt.

- Muốn tìm hiểu về khí vận của 1 năm, có thể căn cứ vào vị trí các sao cũng như dựa theo sự thay đổi của ngũ hành mà xác định được 24 vị trí của Long Mạch.

- Xét về năm: chia địa vận ngôi mộ thành "Tam nguyên Cửu vận", mỗi vận 20 năm (chủ yếu xem xét khởi sự - ngày lành tháng tốt). 

Dựa theo sự vận hành của vũ trụ, tiền nhân đã đưa ra khái niệm "Lục thập hoa giáp", chu kỳ vận động 60 năm để phân tích "Thiên Thời - Địa Lợi".

Khi vận dụng vào phong thủy học thì ghép 3 chu kỳ 60 năm thành "Tam nguyên" bắt đầu từ năm 1864, trong đó mỗi nguyên 60 năm được chia thành 20 năm và gọi là "Tiểu vận" gồm:

Bảng Tra Khí Hướng Của Cửu Vận

unnamed (3)

- Tiểu Vận - Thượng Nguyên:

  • Có Nhất vận: 1864 - 1883 (Giáp Tý - Quý Mùi)
  • Nhị vận: 1884 - 1903 (Giáp Thân - Quý Mão)
  • Tam Vận: 1904 - 1923 (Giáp Thìn - Quý Hợi)

- Tiểu Vận - Trung Nguyên:

  • Có Tứ vận: 1924 - 1943
  • Ngũ vận: 1944 -1963
  • Lục vận: 1964 - 1983

- Tiểu Vận - Hạ Nguyên:

  • Có Thất vận: 1984 - 2003
  • Bát vận: 2004 - 2023
  • Cửu vận: 2024 - 2043

Hết Tam Nguyên Cửu Vận lại bắt đầu vòng tuần hoàn mới (bắt đầu từ 2044)

Ghi Chú: 

Các sao tốt: Nhất Bạch (Tham Lang), Nhị Hắc (Cự Môn), Lục Bạch (Vũ Khúc), Bát Bạch (Tả Phù)

Cũng như 8 cung vị (bát cung) của khí vận con người trong 1 năm thì chỉ có 4 cung là Tham Lang, Cự Môn, Vũ Khúc, Tả Phù là nơi có thể chôn cất được, còn các phương vị khác đều nằm ở vị trí dẫn đến suy kiệt, không thể xây cất mộ phần.

Các sao có tốt có xấu (nửa tốt nửa xấu): Tứ Lục, Cửu Tử

Các sao xấu: Tam Bích, Ngũ Hoàng, Thất Xích

** Ghi Nhớ: Sao chưa mọc là sinh, sao đang mọc là vượng, sao đã lăn là suy, sao lặn lâu rồi là tử.

Mỗi sao tuy mang ý nghĩa về mức độ tốt xấu khác nhau nhưng phải đợi đến lúc nhập cung trung mới có thể xác định 1 cách rõ ràng được.

  1. Thế Núi:

Thế núi nhấp nhô cao thấp muôn hình vạn trạng, lúc ẩn lúc hiện như thể rồng bay, đó là nơi sinh long. (thế nhưng phái Bạch hổ có núi hình như mây bay thì người con gái trong thân quyến có tính dâm đãng)

Núi gần quá, mà núi quá dốc thì cũng không nên (gần núi quá thì thường con cháu an phận thủ thường, nhụt đi nhuệ khí phấn đấu, thích nhàn hạ)

Còn đằng sau là vách núi dựng đứng thì thường con cháu bị tổn thọ.

Không nên đặt mộ phần ở sườn núi, thế này thuộc diện hung (dễ bị lở đất).

Nếu thế núi bằng phẳng, đơn điệu thì chẳng những không có sinh khí mà còn thường xuyên không may mắn cho hậu thế, nhiều khi còn là nơi"tử long" (long mạch chết)

Thanh long, Bạch hổ bên thấp bên cao, Huyền vũ nhô cao lên hứng gió, thì tai họa liên miên, mười năm sau sẽ có thể chết cả nhà.

Thanh long có sơn thấp nhỏ, Bạch hổ có sơn cao lớn, hơn nữa đất đá lổn nhổn thì gia tài lụi bại, gia nhân ly tán.

Bạch hổ sơn nghễnh cổ nhập trạch mộ thì phước mỏng, mệnh bạc

Chu tước sơn chĩa thẳng vào sẽ bị kiện tụng liên miên đối với thân quyến

Huyền vũ sơn kéo dài gây tổn hại cho con cái trong nhà

Thanh long, Bạch hổ sa sơn tụ tập 1 phía cùng châu tới đúng là nơi tốt.

Nói chung trước cửa mộ nhìn ra bị núi hoặc vật khác che khuất tầm nhìn thì chủ không bình yên.

Miền sơn cốc, tốt nhất là ở giữa chỗ khai có đột lên, tức là dương đột rồi đặt mộ phần ở phía gần thủy sẽ được phát phú tài.

Gần núi đồi nếu chúng có hình dáng đẹp tất có lợi cho làm ăn, tài vận

Còn có các ngọn núi cao đẹp chiếu xuống là đại quý.

Nếu thấy ở phương Tốn - Khôn - Càn - Cấn (Dần - Thân - Tỵ - Hợi) có núi vuông hoặc tròn trịa xinh tươi thì họ khảo khang minh, phú quý lâu dài không dứt.

Một Số Kiểu Núi Cát - Hung Điển Hình

Núi Hình Chữ Kim

  • Núi hình chữ kim (có Lợi): là ngọn núi có đầu tròn

Núi Hình Chữ Mộc

  • Núi hình chữ mộc (có Lợi): hình núi này phải tương đối cao và đầu phải là hình bán nguyệt

Núi Hình Chữ Thổ

  • Núi hình chữ thổ (có Lợi): Đỉnh núi này phải hằng phẳng

Núi Hình Chữ Thủy

  • Núi hình chữ thủy (có Lợi): Hình núi phải có một dải nhấp nhô gợn sóng đầu bán nguyệt

Núi Hình Chữ Hỏa

  • Núi hình chữ hỏa (có Hại): là núi nhọn đầu mà chân choãi ra.
  1. Thế Nước:

Long ngàn chi vạn mạch là do Càn - Khôn tạo hóa mà thành, có cát, có hung khác biệt nhau.

Tìm được miếng đất gần sông, hồ hoặc vùng quê có ao, đầm thì thật là thuận lợi về nhiều phương diện.

Sông càng lớn, càng uốn khúc quanh co, mềm mại thì càng hội tụ nhiều khí tốt lành.

Vị địa, nếu bên trái có nước chảy thì được Thanh long, nên phải có đường dài thì được Bạch hổ

Phía trước có ao, hồ hoặc đầm thì được Chu tước, sau có gò đống, núi non thì được Huyền Vũ

Được tất cả như vậy thì đất rất tốt.

  1. Thế Đất:

Địa thế nên bằng phẳng thì sẽ có thế địa vững chắc, còn bị nghiêng và dốc thì phần nhiều nhân thân gặp tai nạn xe cộ.

Kinh nghiệm các cụ xưa truyền tụng: ở đồng bằng lấy thủy trọng hơn mạch, ở sơn cốc lấy mạch trọng hơn thủy.

Sự tương tác phải lấy mạch khí làm bản thể, lấy sa thủy làm dụng, cả khí và cục (kim cục, mộc cục, hỏa cục, thủy cục) đều đầy đủ (hoàn hảo) mới là phước địa

Ở đồng bằng chỉ cần xem chỗ hơi cao hơn xung quanh 1 chút, có nước quanh co tụ hội, đó là chân long (mạch thật)

Còn nơi sơn cốc muốn đặt mộ phần ở chỗ rộng rãi bằng phẳng thì phải tìm mạch thoát xuống chỗ thấp như đồng ruộng có lõm, không khuyết 4 mặt bao vây hộ vệ nhưng phải là nơi không bị gió thổi thì mới tụ khí để dùng.

2.3.3 Tìm Long Mạch Theo Thế Núi - Đồi - Gò

Muốn tìm huyệt cát phải tìm long mạch . Long mạch ở đây thực chất là mạch núi. Tìm long mạch của núi  phải tìm sơn mạch từ núi "Tổ tụng" tới núi "Phụ mẫu".

Núi tổ tông chính là nơi xuất phát của cửa mạch, chỗ khơi nguồn của dãy núi.

Núi phụ mẫu là điểm bắt đầu của sơn mạch dẫn tới huyệt tinh (nơi tụ khí)

Long Mạch xuất phát từ "Thái tổ sơn" chạy đến "Thiếu tổ sơn", đường long mạch có hình dạng khi lên khi xuống khá nhiều hình thái. 

Các ngọn núi, đồi sau "Thái tổ sơn" trước "Thiếu tổ sơn" chỉ là đệm mà thôi.

Dòng khí nội tàng ở "Thái tổ sơn" khi xuất phát còn chưa hiện rõ, khi đến "Thiếu tổ sơn" đã hiện rõ.

Vì vậy khi phán đoán long mạch thật giả ở "Thiếu tổ sơn" rất dễ nhìn thấy.

unnamed 4 

Hình thái của long mạch, trong đó đường nét liền có vẽ mũi tên được gọi là Long mạch.

Nhìn chính diện long mạch từ núi thái tổ chạy đến huyệt tinh (huyệt kết)

"Thiếu tổ sơn" hình dáng đẹp, đầy đặn, có thần khí là cát, nếu thấp nhỏ, cô đơn, thần khí không đủ (khí kém) thì không đạt yêu cầu.

Cho nên "Thiếu tổ sơn" có ảnh hưởng khá lớn đến Huyệt tinh (huyệt kết).

"Phụ mẫu sơn" là quả núi, đồi cuối cùng của long mạch gần kề Huyệt tinh.

"Huyệt tinh" là nơi huyệt kết dưới chân "Phụ mẫu sơn" nơi long mạch ngưng kết cũng là nơi sinh khí của long mạch tụ lại.

"Huyệt tinh" lý tưởng là phải được đất và dòng nước bao bọc.

"Huyệt đích" là nơi đặt mộ.

Nếu "huyệt tinh" được xem như là cái bia trường bắn thì "huyệt đích" là vòng tròn điểm 10 của bia.

"Huyệt đích" là trung tâm của "huyệt tinh", từ đó:

  •  Muốn tìm huyệt cát phải xem long mạch theo thế núi, đồi , gò
  •  Tìm long mạch phải có la bàn (định hướng thế)
  •  Tìm long mạch tức là tìm "Chân long" (mạch thật)

Về lý luận: chân long (mạch thật) có mấy điều kiện sau: Tổ tông, long mạch hữu tình, quá hiệp, núi, đồi, gò hộ vệ.

  •  Tổ Tông: chỉ núi thái tổ và núi thiếu tổ hiển quí.
  •  Long Mạch Hữu Tình: là dòng nước bao bọc chảy hữu tình, tức long mạch chảy về phía trước từ trong mạch núi Thái tổ dần dần trở thành xanh tươi tú lệ
  •  Quá Hiệp: khe giữa 2 ngọn núi là đường long mạch đi qua, nếu khe hẹp, sít, 2 bên có núi bao bọc thì tốt.
  •  Núi - Đồi - Gò hộ vệ 2 bên mộ: Cổ nhân nói: Long mạch được hộ vệ, hộ vệ càng nhiều, phúc càng lớn, nếu được tùy long thêm cố huyệt, con cháu đông đúc phúc vô cùng.

Các thế hộ vệ gồm:

  •  Thế "Bàng long", 2 bên của long mạch
  •  Thế "Hộ tống", đi cùng long mạch để hộ vệ

unnamed

Trái là mộ không giữ được sinh khí (sinh khí tẩu tán), phải là mộ giữ được sinh khí (sinh khí ngưng tụ)

"Triều sơn", "Án sơn": Triều sơn và án sơn đều chỉ núi

Trước mộ có núi, núi ở xa huyệt vị mà dáng núi lớn cao gọi là Triều sơn

Núi ở gần, thấp gọi là Án sơn (hay Cận án, Ngưỡng sa). Án sơn không nhất thiết phải là núi, mà gò đất cao cũng là Án sơn.

Án sơn như hương án của huyệt mộ có tác dụng tụ sinh khí tránh dòng nước xối thẳng vào huyệt mộ

unnamed 5

unnamed (6

unnamed (7

Hình trên cho ta thấy có mô tả Nội và Ngoại minh đường có thể tàng phong tụ khí. Ngoại minh đường trước mộ có rất nhiều núi quây quần; dòng nước tụ ở minh đường như vạn bang đến cống nạp, đó là mộ của bậc đế vương

2.3.4 Minh Đường (Nội Dương)

Là chỗ đất bằng phẳng rộng rãi hoặc nơi các dòng nước giao nhau hội tụ ở trước huyệt vị.

Minh Đường chia thành Ngoại minh đường (đại minh đường) và Nội minh đường (trung - tiểu minh đường).

Ngay trước huyệt là tiểu minh đường, rồi đến trung minh đường, còn vị trí đối diện với núi gần nhất của gò núi là đại minh đường.

Tiểu minh đường nếu rộng rãi và tròn trịa không có dòng nước thẳng chạy qua thì đó là cách cục tốt nhất.

Đại minh đường không được nhỏ hẹp phải đủ tứ sơn bao quanh huyệt vị, không được khuyết và nếu có dòng nước quanh co thì là cách cục tốt nhất.

Đại và tiểu minh đường đều phải hoàn hảo thì vị trí mộ mới đại phú đại quý.

Minh Đường Và Huyệt Cát:

Xưa có câu"vào núi tìm nguồn nước, thăm mộ ngắm Minh đường".

Đất ở đằng trước mộ gọi là Minh đường để tụ linh khí. Nội minh đường tàng phong tụ khí là cát.

Kinh nghiệm của các cụ cho rằng: vị trí đất mà phía trước có dòng suối uốn lượn chảy qua, còn 3 bề xung quanh là những gò đất cao đều châu tuần vào thì táng huyệt là tuyệt đẹp.

Nhưng phía trước mộ có dòng nước chảy đi ( có tán mà không có tụ để tạo thành minh đường) thì con cháu chỉ sang mà không giàu lên được.

2.3.5 Dấu Hiệu Minh Đường Xấu 

Minh Đường Xụng Xạ:

Trước huyệt mộ có các núi đồi, gò đất chĩa mũi nhọn như bắn tên vào huyệt mộ là hung.

unnamed (1)

Minh Đường Trực Khuynh:

Trước huyệt có 2 quả núi đồi, gò đất song song tạo thành khe tán khí ắt bại tuyệt, con cháu bán hết ruộng vườn, ly hương, phần lớn là kẻ ngu xuẩn, đần độn

unnamed (2)

Minh Đường Khoáng Đăng:

Còn gọi là huyệt khoáng đăng, sinh khí tẩu tán, tuy có thể chứa vạn mã nhưng lại tẩu tán khí(kém)

Nếu được núi đồi, gò bao bọc thì gọi là "tay long" "tay hổ" mới hay.

unnamed (3)

2.3.6 Dấu Hiệu Minh Đường Tốt

Minh Đường Tụ Khí Tự Phong Tỏa:

unnamed (4)

Minh Đường Tụ Khí Chúng Long Địa Hội:

unnamed (5)

Con cháu vương hầu, phú gia địch quốc (tốt)

2.3.7 Quan Sát Hình Thế Long Mạch

Muốn xem Thế núi cả vùng phải trèo lên chỗ cao nhất để quan sát xác định: núi Thái tổ, núi Thiếu tổ, núi Phụ mẫu, Án sơn, Triều sơn, dòng nước núi bảo vệ long mạch, khe núi, hình thế núi đồi, v.v...

Nếu hội tụ đủ các yếu tố thì sinh khí của long mạch sẽ không bị tản mát.

2 bên của long mạch có Bàng long hộ tống là hình thế long mạch sinh động mạnh mẽ (tốt)

 unnamed (6)

Từ trên cao xem hình thái của mạch núi thấy: nhấp nhô có thứ tự, hùng vĩ sinh động là chân long (tốt), tản mát nghiêng ngả, không có sinh khí là tiện long (xấu).

Trong quá trình vươn xa, long mạch ngũ hành tương sinh. Núi chia thành 5 loại:

  •  Hỏa Sơn - như ngọn lửa đầu nhọn hiên ngang
  •  Thổ Sơn - như bàn vuông đỉnh bằng đầy đặn
  •  Kim Sơn - như lưỡi rìu đầu tròn thân béo
  •  Thủy Sơn - như dòng nước tầng tầng lớp lớp
  •  Mộc Sơn - như chiếc bút sừng sững vươn cao

unnamed (7)

5 loại thế núi hữu tình là ngũ hành tương sinh (tốt)

Long Hổ Sa

Nếu được núi, đồi, gò bao bọc thì gọi là "tay long" "tay hổ" mới hay còn gọi là Long Hổ Sa tức là có tụ khí (bên phải bạch hổ, bên trái thanh long) có tác dụng bảo vệ huyệt mộ,"Thế long hổ nội" như cánh tay con cháu thanh quí, tuy nhiên tay thanh long phải dài vươn xa mới quí.

unnamed (8)

Long Hổ Sa: bên trái mộ là Thanh long, bên phải mộ là Bạch long

Ngọai Sơn Long Hổ

"Ngọai sơn long hổ" có 2 dải gò đất, núi bao bọc huyệt mộ, hơi kém 1 chút so với "Long hổ nội"

unnamed (9)

Có trường hợp khuyết Thanh long sa chỉ có Bạch hổ xa hoặc ngược lại.

Có Thanh long mà không có Bạch hổ gọi là Tả đơn đề

unnamed (9)_1

Có Bạch hổ mà không có Thanh long gọi là Hữu đơn đề

unnamed (5)

Hữu đơn đề rất tốt, vì tuy bị khuyết song nếu có dòng nước từ bên trái qua, kết hợp với Bạch hổ thì hung khuyết lại trở thành cát xương. Bởi vậy, thường chọn:

  • Thanh long dài hơn Bạch hổ
  • Gò huyệt địa cao hơn gò Thanh long
  • Gò Thanh long cao hơn gò Bạch hổ
  • Nếu khuyết Bạch hổ thì xấu, khuyết Thanh long thì cần có dòng nước thay, nếu không cũng xấu

Thủy Long (Dòng nước bao bọc):

Sơn thủy hữu tình là nơi dễ sinh anh hùng hào kiệt. 

Các cụ xưa có câu: "Huyệt quý nơi cao, đồi quanh đầy đặn" là vùng địa hình nhân kiệt.

Theo quan niệm phong thủy thì núi phụ trách về con người, dòng nước phụ trách tiền của.

Bên huyệt mộ không có dòng nước chảy gọi là "Hạ quan sa" biểu thị đón dòng nước tụ tài gọi là huyệt địa phú quý phát phúc.

Thủy long nhận huyệt là dòng nước ở sau huyệt mộ như thân hình của rồng tức thế Thủy long uốn khúc sau mộ. Xem dòng nước phải xét theo nguyên tắc "dòng nước bao bọc huyệt mộ"

unnamed (10)

Vùng Đồng Bằng Vẫn Có Long Mạch (Thủy Long)

Ở đồng băng dòng nước được coi như núi.

Nhìn dòng nước chảy, biết chân long. Nếu dòng nước quanh co uốn lượn là tốt, chiếu thẳng vào mộ là hung

unnamed (11)

unnamed (12)

Bên trái là thế tốt - bên phải là thế xấu

Thế Nước:

Hình núi, thế nước bằng phằng, thẳng tắp, không có đoạn nào cong queo, sẽ khiến gia chủ chỉ đạt được chức quan nhỏ.

Vị trí nơi dòng nước phát sinh quái vị mà xuất hiện những chỗ đứt gãy tách rời hẳn nhau sẽ khiến tiêu quan mất chức.

Trước huyệt có dòng nước bao bọc thì mới cát, ngược lại hung, nhưng nước phải uốn lượn quanh co bao bọc thì tốt, nếu chạy ngang hoặc quay lưng vào mộ huyệt thì xấu

Thủy Khẩu:

Là nơi dòng nước chảy qua (chảy đến và chảy đi) phía trước minh đường.

Thủy khẩu sa là dòng chảy 2 bên sườn núi (núi ở giữa dòng).

Thủy khẩu nếu không có "sa" rất dễ tạo nên bố cục tư thế của dòng thủy thẳng tắp (xấu).

Phong tục xưa, ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm tổ chức yến tiệc ở bên sông (có lập miếu bên sông và yến lễ hàng năm) cho rằng việc này để cầu phúc lành, trừ tại họa.

Khúc Thủy:

Khúc thủy tốt gồm: "Cửu khúc long khê", có nghĩa là có dòng nước 9 khúc chảy quanh co, như không muốn rời xa huyệt mộ (cửu khúc thủy) thì tốt

- Cửu khúc thủy: 9 khúc nhập minh đường

unnamed (13)

- Yêu đới thủy (dòng nước đai ngọc): là dòng nước chảy ngang trước mộ giống như đại ngọc quấn quanh co thì vinh hoa (tốt)

unnamed (14)

Khúc thủy xấu là dòng nước quay lưng vào mộ thường có mấy trường hợp sau:

- Củng Bối Thủy: là dòng nước chảy đến giữa núi Thái tổ rồi quay vòng lại trước huyệt mộ.

Dòng nước này gọi là dòng nước quay lưng vô tình,không hê lưu luyến với mộ (Xấu)

unnamed (15)

- Xung Tâm Thủy: là dòng nước chảy thẳng vào mộ (Xấu).

Dòng nước quay lưng vào mộ

unnamed (16)

- Lưu Nê Thủy: là dòng nước trước mộ chảy thẳng đi (Xấu). Đây là dòng nước chảy bỏ đi không quay đầu thì chủ ly hương, không ai giúp đỡ.

unnamed (17)

Dòng nước trước mộ thẳng

- Phản Khiêu Thủy: là dòng nước chảy ngược (Xấu). Dòng nước hình cong, chỉa lưng vào mộ

unnamed (18)

- Xa Hiệp Thủy: là dòng nước chảy thẳng vào 2 bên sườn, nguy hiểm (Xấu). Nếu đã trót đặt mộ rồi thì phải làm bình phong nhưng tốt nhất là không chọn mảnh đất này để đặt mộ.

unnamed (19)

Xa Hiệp Thủy có mấy trường hợp sau:

  • Xa Hiệp Thủy - huyệt oa
  • Xa Hiệp Thủy - huyệt kiềm (hình chữ u)
  • Xa Hiệp Thủy - huyệt nhu 
  • Xa Hiệp Thủy - huyệt đột

Khúc Thủy trình bày ở trên là chỉ chỗ cong của dòng nước, của sông (kênh, mương), còn Công Vị là chỉ quan vị.

Công Vị Trong Khúc Thủy

Thế nào là Công vị trong khúc thủy? 

Về ý nghĩa, công vị là lấy 4 người con trai kết hợp với Mạnh - Trọng - Thúc - Quí để giải nghĩa; nếu nơi khúc cong của dòng nước nằm ở các phương vị:

- Nhất Long: Tí - Dần - Thìn - Càn - Bính - Ất gọi là nhất long, là vị trí của người trưởng nam trong gia đình (vị khúc cong thứ 1 đại diện cho 1 đời được hưởng bổng lộc)

- Nhị Long: Ngọ - Thân - Tuất - Khôn - Nhâm - Tân gọi là nhị long, là vị trí của người con trai thứ 2 (vị khúc cong thứ 2 đại diện cho 2 đời được hưởng bổng lộc)

- Tam Long: Mão - Tỵ - Sửu - Cấn - Canh - Đinh gọi là tam long, là vị trí của người con trai thứ 3 (vị khúc cong thứ 3 này nếu nó phối hòa hợp với quái vị Phụ mẫu là đại diện cho sự giàu sang phú quí mãi mãi)

- Tứ Long: Dậu - Hợi - Mùi - Tốn - Quí - Giáp gọi là tứ long, là vị trí  của người con trai thứ 4.

4 vị trí này được nhận biết căn cứ trên khúc cong của dòng nước.

Nếu vị trí điểm gấp khúc của dòng nước ở vào Thiên can thần vị thì sẽ được giàu sang phú quí

Nếu vị trí điểm gấp khúc của dòng nước ở vào Địa chi thần vị thì tại họa sẽ dần dần giáng xuống.

3. Thiên Thời Địa Lợi Và Con Người

Từ xa xưa đã có câu nói “ Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa” , người ta quan niệm rằng thời điểm thích hợp thuận lợi phù hợp với con người thì mới là “ ngày lành tháng tốt” mới thích hợp để làm việc trọng đại, nên trước khi tính làm một cái gì lớn con người ta thường có tâm niệm sẽ đi coi bói để lấy ngày lấy giờ. Và ở trong phong thủy âm trạch cũng không là ngoại lệ.

3.1 Đặc Điểm Nhân Đinh Theo Thời Gian Sinh

Dưới đây là tổng hợp một số đặc điểm nhân đinh của con người dựa vào năm sinh, giờ sinh, ngày tháng sinh. 

3.1.1 Đặc Điểm Năm Sinh Theo Thuyết Bát Trạch Tam Nguyên

Định hướng âm trạch:

 

Năm Sinh

Cung Phi (quẻ trạch)

Mạng Cốt Tinh

Nam

Nữ

Thượng Nguyên

1864

Giáp Tí

Khảm

Cấn

Hải Trung Kim

1865

Ất Sửu

Ly

Càn

1866

Bính Dần

Cấn

Đoài

Lư Trung Hỏa

1867

Đinh Mão

Đoài

Cấn

1868

Mậu Thìn

Càn

Ly

Đại Lâm Mộc

1869

Kỷ Tỵ

Khôn

Khảm

1870

Canh Ngọ

Tốn

Khôn

Lộ Bàng Thổ

1871

Tân Mùi

Chấn

Chấn

1872

Nhâm Thân

Khôn

Tốn

Kiếm Phong Kim

1873

Quí Dậu

Khảm

Cấn

1874

Giáp Tuất

Ly

Càn

Sơn Đầu Hỏa

1875

Ất Hợi

Cấn

Đoài

1876

Bính Tí

Đoài

Cấn

Giáng Hạ Thủy

1877

Đinh Sửu

Càn

Ly

1878

Mậu Dần

Khôn

Khảm

Thành Đầu Thổ

1879

Kỷ Mão

Tốn

Khôn

1880

Canh Thìn

Chấn

Chấn

Bạch Lạp Kim

1881

Tân Tỵ

Khôn

Tốn

1882

Nhâm Ngọ

Khảm

Cấn

Dương Liễu Mộc

1883

Qíu Mùi

Ly

Càn

1884

Giáp Thân

Cấn

Đoài

Tuyền Trung Thủy

1885

Ất Dậu

Đoài

Cấn

1886

Bính Tuất

Càn

Ly

Ốc Thượng Thổ

1887

Đinh Hợi

Khôn

Khảm

1888

Mậu Tí

Tốn

Khôn

Thích Lịch Hỏa

1889

Kỷ Sửu

Chấn

Chấn

1890

Canh Dần

Khôn

Tốn

Tùng Bách Mộ

1891

Tân Mão

Khảm

Cấn

1892

Nhâm Thìn

Ly

Càn

Trường Lưu Thủy

1893

Quý Tỵ

Cấn

Đoài

1894

Giáp Ngọ

Đoài

Cấn

Sa Trung Kim

1895

Ất Mùi

Càn

Ly

1896

Bính Thân

Khôn

Khảm

Sơn Hạ Hỏa

1897

Đinh Dậu

Tốn

Khôn

1898

Mậu Tuất

Chấn

Chấn

Bình Địa Mộc

1899

Kỷ Hợi

Khôn

Tốn

1900

Canh Tí

Khảm

Cấn

Bích Thượng Thổ

1901

Tân Sửu

Ly

Càn

1902

Nhâm Dần

Cấn

Đoài

Kim Bạch Kim

1903

Quí Mão

Đoài

Cấn

1904

Giáp Thìn

Càn

Ly

Phúc Đăng Hỏa

1905

Ất Tỵ

Khôn

Khảm

1906

Bính Ngọ

Tốn

Khôn

Thiên Hà Thủy

1907

Đinh Mùi

Chấn

Chấn

1908

Mậu Thân

Khôn

Tốn

Đại Trạch Thổ

1909

Kỷ Dậu

Khảm

Cấn

1910

Canh Tuất

Ly

Càn

Thoa Xuyến Kim

1911

Tân Hợi

Cấn

Đoài

1912

Nhâm Tí

Đoài

Cấn

Tang Đố Mộc

1913

Quý Sửu

Càn

Ly

1914

Giáp Dần

Khôn

Khảm

Đại Khê Thủy

1915

Ất Mão

Tốn

Khôn

1916

Bính Thìn

Chấn

Chấn

Sa Trung Thổ

1917

Định Tỵ

Khôn

Tốn

1918

Mậu Ngọ

Khảm

Cấn

Thiên Thượng Hỏa

1919

Kỷ Mùi

Ly

Càn

1920

Canh Thân

Cấn

Đoài

Thạch Lựu Mộc

1921

Tân Dậu

Đoài

Cấn

1922

Nhâm Tuất

Càn

Ly

Đại Hải Thủy

1923

Quý Hợi

Khôn

Khảm

Trung Nguyên

1924

Giáp Tí

Tốn

Khôn

Hải Trung Kim

1925

Ất Sửu

Chấn

Chấn

1926

Bính Dần

Khôn

Tốn

Lư Trung Hỏa

1927

Đinh Mão

Khảm

Cấn

1928

Mậu Thìn

Ly

Càn

Đại Lâm Mộc

1929

Kỷ Tỵ

Cấn

Đoài

1930

Canh Ngọ

Đoài

Cấn

Lộ Bàng Thổ

1931

Tân Mùi

Càn

Ly

1932

Nhâm Thân

Khôn

Khảm

Kiếm Phong Kim

1933

Quí Dậu

Tốn

Khôn

1934

Giáp Tuất

Chấn

Chấn

Sơn Đầu Hỏa

1935

Ất Hợi

Khôn

Tốn

1936

Bính Tí

Khảm

Cấn

Giáng Hạ Thủy

1937

Đinh Sửu

Ly

Càn

1938

Mậu Dần

Cấn

Đoài

Thành Đầu Thổ

1939

Kỷ Mão

Đoài

Cấn

1940

Canh Thìn

Càn

Ly

Bạch Lạp Kim

1941

Tân Tỵ

Khôn

Khảm

1942

Nhâm Ngọ

Tốn

Khôn

Dương Liễu Mộc

1943

Qíu Mùi

Chấn

Chấn

1944

Giáp Thân

Khôn

Tốn

Tuyền Trung Thủy

1945

Ất Dậu

Khảm

Cấn

1946

Bính Tuất

Ly

Càn

Ốc Thượng Thổ

1947

Đinh Hợi

Cấn

Đoài

1948

Mậu Tí

Đoài

Cấn

Thích Lịch Hỏa

1949

Kỷ Sửu

Càn

Ly

1950

Canh Dần

Khôn

Khảm

Tùng Bách Mộ

1951

Tân Mão

Tốn

Khôn

1952

Nhâm Thìn

Chấn

Chấn

Trường Lưu Thủy

1953

Quý Tỵ

Khôn

Tốn

1954

Giáp Ngọ

Khảm

Cấn

Sa Trung Kim

1955

Ất Mùi

Ly

Càn

1956

Bính Thân

Cấn

Đoài

Sơn Hạ Hỏa

1957

Đinh Dậu

Đoài

Cấn

1958

Mậu Tuất

Càn

Ly

Bình Địa Mộc

1959

Kỷ Hợi

Khôn

Khảm

1960

Canh Tí

Tốn

Khôn

Bích Thượng Thổ

1961

Tân Sửu

Chấn

Chấn

1962

Nhâm Dần

Khôn

Tốn

Kim Bạch Kim

1963

Quí Mão

Khảm

Cấn

1964

Giáp Thìn

Ly

Càn

Phúc Đăng Hỏa

1965

Ất Tỵ

Cấn

Đoài

1966

Bính Ngọ

Đoài

Cấn

Thiên Hà Thủy

1967

Đinh Mùi

Càn

Ly

1968

Mậu Thân

Khôn

Khảm

Đại Trạch Thổ

1969

Kỷ Dậu

Tốn

Khôn

1970

Canh Tuất

Chấn

Chấn

Thoa Xuyến Kim

1971

Tân Hợi

Khôn

Tốn

1972

Nhâm Tí

Khảm

Cấn

Tang Đố Mộc

1973

Quý Sửu

Ly

Càn

1974

Giáp Dần

Cấn

Đoài

Đại Khê Thủy

1975

Ất Mão

Đoài

Cấn

1976

Bính Thìn

Càn

Ly

Sa Trung Thổ

1977

Định Tỵ

Khôn

Khảm

1978

Mậu Ngọ

Tốn

Khôn

Thiên Thượng Hỏa

1979

Kỷ Mùi

Chấn

Chấn

1980

Canh Thân

Khôn

Tốn

Thạch Lựu Mộc

1981

Tân Dậu

Khảm

Cấn

1982

Nhâm Tuất

Ly

Càn

Đại Hải Thủy

1983

Quý Hợi

Cấn

Đoài

Hạ Ngươn

1984

Giáp Tí

Đoài

Cấn

Hải Trung Kim

1985

Ất Sửu

Càn

Ly

1986

Bính Dần

Khôn

Khảm

Lư Trung Hỏa

1987

Đinh Mão

Tốn

Khôn

1988

Mậu Thìn

Chấn

Chấn

Đại Lâm Mộc

1989

Kỷ Tỵ

Khôn

Tốn

1990

Canh Ngọ

Khảm

Cấn

Lộ Bàng Thổ

1991

Tân Mùi

Ly

Càn

1992

Nhâm Thân

Cấn

Đoài

Kiếm Phong Kim

1993

Quí Dậu

Đoài

Cấn

1994

Giáp Tuất

Càn

Ly

Sơn Đầu Hỏa

1995

Ất Hợi

Khôn

Khảm

1996

Bính Tí

Tốn

Khôn

Giáng Hạ Thủy

1997

Đinh Sửu

Chấn

Chấn

1998

Mậu Dần

Khôn

Tốn

Thành Đầu Thổ

1999

Kỷ Mão

Khảm

Cấn

2000

Canh Thìn

Ly

Càn

Bạch Lạp Kim

2001

Tân Tỵ

Cấn

Đoài

2002

Nhâm Ngọ

Đoài

Cấn

Dương Liễu Mộc

2003

Qíu Mùi

Càn

Ly

2004

Giáp Thân

Khôn

Khảm

Tuyền Trung Thủy

2005

Ất Dậu

Tốn

Khôn

2006

Bính Tuất

Chấn

Chấn

Ốc Thượng Thổ

2007

Đinh Hợi

Khôn

Tốn

2008

Mậu Tí

Khảm

Cấn

Thích Lịch Hỏa

2009

Kỷ Sửu

Ly

Càn

2010

Canh Dần

Cấn

Đoài

Tùng Bách Mộ

2011

Tân Mão

Đoài

Cấn

2012

Nhâm Thìn

Càn

Ly

Trường Lưu Thủy

2013

Quý Tỵ

Khôn

Khảm

2014

Giáp Ngọ

Tốn

Khôn

Sa Trung Kim

2015

Ất Mùi

Chấn

Chấn

2016

Bính Thân

Khôn

Tốn

Sơn Hạ Hỏa

2017

Đinh Dậu

Khảm

Cấn

2018

Mậu Tuất

Ly

Càn

Bình Địa Mộc

2019

Kỷ Hợi

Cấn

Đoài

2020

Canh Tí

Đoài

Cấn

Bích Thượng Thổ

2021

Tân Sửu

Càn

Ly

2022

Nhâm Dần

Khôn

Khảm

Kim Bạch Kim

2023

Quí Mão

Tốn

Khôn

2024

Giáp Thìn

Chấn

Chấn

Phúc Đăng Hỏa

2025

Ất Tỵ

Khôn

Tốn

2026

Bính Ngọ

Khảm

Cấn

Thiên Hà Thủy

2027

Đinh Mùi

Ly

Càn

2028

Mậu Thân

Cấn

Đoài

Đại Trạch Thổ

2029

Kỷ Dậu

Đoài

Cấn

2030

Canh Tuất

Càn

Ly

Thoa Xuyến Kim

2031

Tân Hợi

Khôn

Khảm

2032

Nhâm Tí

Tốn

Khôn

Tang Đố Mộc

2033

Quý Sửu

Chấn

Chấn

2034

Giáp Dần

Khôn

Tốn

Đại Khê Thủy

2035

Ất Mão

Khảm

Cấn

2036

Bính Thìn

Ly

Càn

Sa Trung Thổ

2037

Đinh Tỵ

Cấn

Đoài

2038

Mậu Ngọ

Đoài

Cấn

Thiên Thượng Hỏa

2039

Kỷ Mùi

Càn

Ly

2040

Canh Thân

Khôn

Khảm

Thạch Lựu Mộc

2041

Tân Dậu

Tốn

Khôn

2042

Nhâm Tuất

Chấn

Chấn

Đại Hải Thủy

2043

Quý Hợi

Khôn

Tốn

Ghi Chú: Nhân đinh thuộc Đông tứ mệnh nên chôn cất hướng Đông tứ trạch.

Nhân đinh thuộc Tây tứ mệnh nên chôn cất hướng Tây tứ trạch.

Nếu ngược lại không được tốt lắm, cần phải xử lý.

3.1.2 Đặc Điểm Thiên Thời - Địa Lợi Ảnh Hưởng Tới Nhân Đinh:

Về Lục Thập Hoa Giáp:

Thời cổ dùng ngũ hành để diễn giải chu kỳ sinh hóa của vũ trụ từ "không"(vô cực - không hình, không sắc) qua "Tiềm Thể"(thái cực - có hình có sắc) sang "khí"(lưỡng nghi âm dương) đến "thời"( tứ tượng - thái âm thiếu dương, thái dương thiếu âm) và sau cùng là "phương"(bát quái - đông tứ trạch, tây tứ trạch).
Theo quan niệm của cổ nhân, đó là 5 bước vận hành từ "vô" sang "hữu" trên đường tròn "viên mãn" và thực tính ở giữa là "khí".
Tiếp đến là 5 chất hóa (ngũ hành): Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Trong Lục Thập Hoa Giáp: mỗi ngôi đóng 1 Can và 1 Chi thuộc về chính Ngũ hành hợp lại mà thành

Về Ngũ Hành:

unnamed (20)

Định hướng mộ huyệt - lăng tẩm

3.2 Cơ sở triết học của thuyết âm dương ngũ hành: 

Học thuyết âm dương là tư tưởng chỉ đạo của phong thủy học, phân chia vạn vật trong vũ trụ thành 2 loại lớn là âm và dương.

Nó là trung tâm và từ  trong sự vật phồn thịnh, phức tạp thiên biến vạn hóa ấy khái quát nên 8 trạng thái vật chất cơ bản là Trời - Đất - Nước - Lửa - Sấm - Gió - Núi - Đầm, từ đó sáng tạo nên bát quái.

3.2.1 Bảng Tương Hợp Theo Ngũ Hành
 

Ngũ Hành

Kim

Mộc

Thổ

Hỏa

Thủy

Ngũ Phương

Tây

Đông

Trung Tâm

Nam

Bắc

Ngũ Sắc

Trắng

Xanh

Vàng

Đỏ

Đen

Ngũ Quí

Thu

Xuân

Trường Hạ

Hạ

Đông

Tháng

7+8

1+2

3+6+9+12

4+5

10+11


Ghi Nhớ: Thổ và Hỏa thuộc dương (Hỏa chí dương), Kim và Thủy thuộc âm (Thủy chí âm), Mộc thuộc trung tính

  1. Đối Với Mùa:

Thời tiết 4 mùa: Xuận - Hạ - Thu - Đông được qui về Ngũ hành (Kim - Mộc - Thổ - Hỏa - Thủy) như sau:
- Mùa Xuân (Mộc): Tháng Giêng (Dần - Mộc), tháng 2 (Mão - Mộc), tháng 3 (Thìn - Thổ)
- Mùa Hạ (Hỏa): tháng 4 (Tỵ - Hỏa), tháng 5 (Ngọ - Hỏa), tháng 6 (Mùi - Thổ); Trường hạ (chỉ tháng 6 âm lịch kéo dài) thuộc Thổ
- Mùa Thu (Kim): tháng 7 (Thân - Kim), tháng 8 (Dậu - Kim), tháng 9 (Tuất - Thổ)
- Mùa Đông (Thủy): tháng 10 (Hợi - Thủy), tháng 11 (Tí - Thủy), tháng Chạp (Sửu - Thổ)


Giải nghĩa:
- Mùa Xuân (Mộc): nói về hành thì Mộc vượng, Hỏa tướng, Thổ tử, Kim tù, Thủy hưu.
Mộc (chủ về đức nhân, thẳng mà vươn cao, là sự nhu hòa, nhân từ, thẳng thắn)
Nói về tiết khí thì Xuân vượng, Đông tướng, Thu tù, Tứ quý tù, Hạ hưu.
- Mùa Hạ (Hỏa): nói về hành thì Hỏa Vượng, Thổ tướng, Kim tử, Thủy tù, Mộc hưu.
Hỏa (chủ về đức lễ, chế luyện, có tính gấp gáp)
Nói về tiết khí thì Hạ Vượng, Xuân tướng, Đông tử, Thu tù, Tứ quý hưu
- Mùa Thu (Kim): nói về hành thì Kim vượng, Thủy tướng, Mộc tử, Hỏa tù, Thổ hưu
Kim (chủ về đức nghĩa, có thể mềm, đàn hồi)
Nói về tiết khí thì Thu vượng, Tứ quý tướng, Đông tử, Xuân tù, Hạ tù
- Mùa Đông (Thủy): nói về hành thì Thủy vượng, Mộc tướng, Hỏa tử, Thổ tù, Kim hưu
Thủy (chủ về đức trí, sự thông minh, linh hoạt, tính thiện)
Nói về tiết khí thì Đông vượng, Xuân tướng, Thu tướng, Tứ quý tử, Hạ tù.
- Tứ quý (Thổ): nói về hành thì Thổ vượng, Kim tướng, Thủy tử, Mộc tù, Hỏa hưu
Thổ (chủ về đức tin, mẹ của muôn vật, có tính đôn hậu)
Nói về tiết khí thì Tứ quý vượng, Hạ tướng, Xuân tử, Đông tù, Thu hưu.


Ghi chú: Vượng và tướng là tốt, tử là xấu nhất, tù là xấu nhì, hưu là xấu ba

  1. Đối Với Tháng:


Tiết khí của vũ trụ - trời - khí hậu tác động đối với nhân đinh - huyệt mộ

unnamed (21)
Lưu ý: Do có tháng thiếu, tháng nhuận nên có dời đổi trạng thái tiết khí (có xê dịch) nhưng sau 4 năm đến năm thứ 5 tiết khí lại luân hồi về ngự trị.
4. Về Ngũ Hành Sinh - Khắc (hợp - xung):

unnamed (22)
Ghi chú: Tổng số 10 cặp hợp, 10 cặp xung, trên đường chéo của ma trận là các cặp tương lưỡng, trong ma trận dấu cộng là hợp, dấu trừ là khắc, các đường mũi tên đi lên là hợp, đi xuống là khắc.

- Ngũ Hành Tương Sinh: là hợp - tốt

  • Kim sinh Thủy hay Thủy đắc Kim
  • Mộc sinh Hỏa hay Hỏa đắc Mộc
  • Thổ sinh Kim hay Kim đắc Thổ
  • Hỏa sinh Thổ hay Thổ đắc Hỏa
  • Thủy sinh Mộc hay Mộc đắc Thủy

- Ngũ Hành (nạp âm) Tương Khắc: là xung - xấu

  • Kim khắc Mộc : Mộc gặp Kim tất héo
  • Mộc khắc Thổ: Thổ gặp Mộc hết màu mỡ
  • Thổ khắc Thủy: Thủy gặp Thổ bị ngăn hoặc phá tan
  • Thủy khắc Hỏa: Hỏa gặp Thủy thì lửa phải tắt hoặc làm cho nước sôi
  • Hỏa khắc Kim: Kim gặp Hỏa ắt biến dạng

- Ngũ Hành (nạp âm) Tương Lưỡng: Tỉ hòa có tốt - có xấu. Có 2 thuyết như sau:

+ Tỉ hòa tương Khắc ( hại nhau - xấu):

  • Lưỡng Kim, Kim Khuyết (mẻ vỡ 1)
  • Lưỡng Mộc, Mộc chiết (gãy mất 1)
  • Lưỡng Thổ, Thổ liệt (nhão hết cả)
  • Lưỡng Hỏa, Hỏa diệt (tắt hết cả)
  • Lưỡng Thủy, Thủy kiệt (khô cạn hết)

Nghĩa là 2 bên ngũ hành cùng nạp âm như nhau, mà bổn mạng có Can khắc hay Chi xung thì không nên dùng (trường hợp này không bao giờ vừa Can khắc vừa Chi xung)

+ Tỉ hòa tương hợp ( không hại nhau - tốt):

  • Lưỡng Kim thành khí (hợp thành vật dụng - hữu ích)
  • Lưỡng Mộc thành lâm (hợp thành rừng lớn - sức mạnh)
  • Lưỡng Thổ thành sơn (hợp thành núi - cao sang)
  • Lưỡng Hỏa thành viêm (hợp thành sức nóng - năng lực)
  • Lưỡng Thủy thành xuyên (hợp thành sông lớn - bền bỉ dẻo dai)

Nghĩa là 2 bên cùng chung 1 loại mà Can Chi sinh hợp, khác nào anh em nagng vai, cùng lứa nhau, dung hòa nhau được, giúp thêm sức mạnh.

Về Can - Chi:

  1. Về Thiên Can:
  • Thiên can phối hợp với phương vị: Giáp - Ất phương Đông; Bính - Đinh phương Nam; Mậu
  • Kỷ trung tâm; Canh - Tân phương Tây; Nhâm - Quí phương Bắc
  • Thiên can phối hợp với thời gian: Giáp - Ất mùa Xuân; Bính - Đinh mùa Hạ; Mậu - Kỷ Trường Hạ; Canh - Tân mùa Thu; Nhâm - Quí mùa Đông
  • Thiên can phối hợp với Âm - Dương Ngũ hành:

unnamed (23)

Ghi chú: dấu + là dương , dấu - là âm

  • Giáp là dương Mộc, là Mộc thuần dương, thế vững chắc, bao trùm trời, khí thế hùng mạnh
  • Ất là âm Mộc, là hoa cỏ, thảo mộc, như mùa xuân có đào, lý, màu hạ có cây dâu, v.v.. nhân sinh khí từ Giáp
  • Bính là dương Hỏa, là Hỏa thuần dương, khí thế mãnh liệt, có thể giải hàn trừ đông, như ánh sáng của mặt trời
  • Đinh là âm Hỏa, là Hỏa thuần âm, tính nhu thuận, như ánh sáng của đom đóm
  • Mậu là dương Thổ, là đất ở chỗ cao, cứng rắn, khô thoáng, là đất phát nguồn của Thổ - Kỷ
  • Kỷ là âm Thổ, là đất ruộng vườn, ẩm thấp, ẩn tàng muôn vật, quán xuyến 8 phương, vượng ở Tứ quí, có diệu đức dưỡng dục
  • Canh là dương Kim, là sao Thái Bạch trên trời, mang theo sát khí mà cứng cỏi, như kim loại của đáo búa
  • Tân là âm Kim, là nguyên chất kim loại trên thế gian, thanh khiết mà mềm mại, như các đồ thuộc kim quí báu
  • Nhâm là dương Thủy, là phát nguồn của quí Thủy, nước ở núi Côn lôn, nước ở sông ngòi lớn
  • Quí là âm Thủy, là Thủy thuần âm, tính mềm yếu mà yên tĩnh, như nước của mưa sương
  1. Về Địa Chi:

unnamed (24)

Ghi Chú:  dấu + là dương , dấu - là âm

  • Địa chi phối hợp với phương vị: Dần - Mão phương Đông; Tỵ - Ngọ phương Nam; Thân
  • Dậu phương Tây; Hợi - Tí phương Bắc; Thìn - Sửu - Tuất - Mùi trung tâm
  • Địa chi phối hợp với thời gian: Dần - Mão - Thìn mùa Xuân; Tỵ - Ngọ - Mùi mùa Hạ; Thân - Dậu - Tuất mùa Thu; Hợi - Tí - Sửu mùa đông
  • Địa chi phối hợp với âm dương ngũ hành: Tí là dương Thủy, Sửu là âm Thổ, Dần là dương Mộc, Mão là âm Mộc, Thìn là dương Thổ, Tỵ là âm Hỏa, Ngọ là dương Hỏa, Mùi là âm Thổ, Thân là dương Kim, Dậu là âm Kim, Tuất là dương Thổ, Hợi là âm Thủy.

3.3 Về Mối Quan Hệ Giữa Bát Quái Và Âm Trạch

3.3.1 Về Quan Hệ Bát Quái - Nhân Đinh (người quá cố):

Về định hướng của Bát Quái:

Bát quái được xếp đặt theo quy luật định hướng chặt chẽ và có các đặc điểm sau:

  1. Đông Tứ Hướng: gồm 4 hướng: Khảm - Ly - Chấn - Tốn
  • Khảm: chính Bắc, ư Tí, trung mãnh, tượng trưng nước, con trai thứ, thuộc dương Thủy
  • Ly: chính Nam, đường Ngọ, trung hư, tượng trưng lửa, con gái thứ, thuộc âm Hỏa
  • Chấn: chính Đông, ư Mão, ngưng bồn, tượng trưng sấm chớp, con trai lớn, thuộc dương Mộc
  • Tốn: Đông - Nam, Thìn - Tỵ hạ đoạn, tượng trưng gió bão, con gái lớn, thuộc âm Mộc.

unnamed (25)

Ghi chú: dấu + là dương , dấu - là âm

  1. Tây Tứ Hướng: gồm 4 hướng: Khôn - Càn - Đoài - Cấn
  • Khôn: Tây Nam, Mùi - Thân, lục đoạn, tượng trưng đất, mẹ, mặt trăng, ban đêm, bóng tối, phái Nữ, thuộc âm Thổ
  • Càn: Tây Băc, Tuất - Hợi, tam liên, tượng trưng trời, cha, mặt trời, ban ngày, ánh sáng, phái Nam, thuộc dương Kim
  • Đoài: chính Tây, đường Dậu, thượng khuyết, tượng trưng hồ ao, sông rạch, con gái út , âm Kim
  • Cấn: Đông Bắc, Sửu - Dần, phúc bồn, tượng trựng núi non, con trai út, thuộc dương Thổ.

Về Bát Quái Và Âm Trạch (lăng, mộ):

Trạch (âm trạch và dương trạch) gắn với bát quái, gồm loại trạch Đông Tứ ( Khảm - Ly - Chấn - Tốn) và loại trạch Tây Tứ ( Khôn - Càn - Đoài - Cấn) đều có 4 hướng tốt: Sinh khí, Phúc vị, Thiên y và Diên niên (Diên niên có sách gọi là Phước đức) để đặt mộ, hướng ( cửa mộ, cổng lăng, bàn thờ,v.v..) và 4 hướng xấu: Ngũ quỉ, Tuyệt mệnh, Họa hại và Lục sát, tránh đặt mộ phần ( đặc biệt kiêng mở cửa mộ, cổng lăng), do tuổi - cung phi của nhân đinh (người chết) mà xác định, tức là thiên thời, địa lợi đối với nhân hòa (từng nhân đinh)

unnamed (26)

Bảng khắc - hợp theo Bát quái

Ghi chú: đây là bảng dạng ma trận về khắc (đường chéo ngũ quỉ) hợp (đường chéo phục vị) cung tuổi và các ô khác trong ma trận về khắc hợp cũng được sắp xếp theo quy luật nhất định.

Tác động tích cực (cát - tốt):

  •  Gặp hướng được sinh khí rất tốt, lành
  •  Gặp hướng được phước đức rất tốt, lành
  •  Gặp hướng được thiên y tốt, lành
  •  Gặp hướng được phục vị bình an

Hợp - Tốt

Được

Sao (Hành)

Tháng Năm Hên

Tháng Mạnh

Khảm + Tốn, Ly + Chấn

Khôn + Cấn, Càn + Đoài

Sinh Khí

Tham Lang (Thủy)

Hợi - Mão - Mùi

2,6,10

Khảm + Ly, Chấn + Tốn

Khôn + Càn, Cấn + Đoài

Diên Niên

Vũ Khúc (Kim)

Tỵ - Dậu - Sửu

4,7,chạp

Khảm + Chấn, Ly + Tốn

Khôn + Đoài, Cấn + Càn

Thiên Y

Cự Môn (Thổ)

Thân - Tí - Thìn

3,7,11

Khảm + Khảm, Ly + Ly

Chấn + Chấn, Tốn + Tốn

Khôn + Khôn, Cấn + Cấn

Càn + Càn, Đoài + Đoài

Phục Vị

Phó Bức (Mộc)

Hợi - Mão - Mùi

2,6,10

 

Bảng tổng hợp

Ghi Chú: tính chất lặp lại của Hợi - Mão - Mùi còn Dần - Ngọ - Tuất không can dự.

Tác động tiêu cực (hung - xấu)

  • Gặp hướng Ngũ quỉ, trong nhà lục đục, không an
  • Gặp hướng Lúc sát, có tang thương, nguy hại
  • Gặp hướng Họa hại, bị táng gia bại sản, tù tội
  • Gặp hướng Tuyệt mệnh, bị tang thương biến đổi

Khắc - Xấu

Bị

Sao (Hành)

Tháng Năm Xui

Tháng Kém

Khôn - Ly, Cấn - Chấn

Càn - Khảm, Đoài - Tốn

Lục Sát

Văn Khúc (Mộc)

Thân - Tí - Thìn

3,7,11

Khôn - Khảm, Cấn - Tốn

Càn - Ly, Đoài - Chấn

Tuyệt Mạng

Phá Quân (Kim)

Tỵ - Dậu - Sửu

2,4,chạp

Khôn - Tốn, Cấn - Khảm

Càn - Chấn, Đoài - Ly

Ngũ Quỉ

Liêm Trinh (Thổ)

Dần - Ngọ - Tuất

Giêng,5,9

Khôn - Chấn, Cấn - Ly

Càn - Tốn, Đoài - Khảm

Họa Hại

Lộc Tồn (Mộc)

Thân - Tí - Thìn

3,7,11

Bảng Tổng Hợp

Ghi chú: khác với tác động tích cực, ở đây lặp lại Thân - Tí - Thìn còn Hợi - Mão - Mùi không can dự.

3.4 Về Tiên Thiên Bát Quái:

3.4.1 Đặc Điểm Các Quẻ Trong Tiên Thiên Bát Quái:

  1. Đông Tứ:
  • Quẻ Khảm: (2 vạch nét đứt 2 bên và 1 vạch liền ở giữa), tượng trưng cho nước và mưa (Thủy); là hãm, tai, trung Nam, vòng cung …
  • Quẻ Ly: (2 vạch liền 2 bên và 1 vạch nét đứt ở giữa), tượng trưng lửa (Hỏa), mặt đất; là sáng, ngày, chim trĩ, mắt, trung Nữ, điện …
  • Quẻ Chấn: ( 2 vạch nét đứt ở trên - ngoài, 1 vạch liền ở dưới - trong), tượng trưng sấm sét, lửa trời (Mộc); là động, rồng, chân, trưởng Nam
  • Quẻ Tốn: (2 vạch liền ở trên - ngoài, 1 vách nét đứt ở dưới - trong), tượng trưng gió (Mộc); là nhập, hông, trưởng Nữ, gà, màu trắng, cao, ...

unnamed (27)

unnamed (28)

  1. Tây Tứ:

- Quẻ Khôn: (3 vạch nét đứt), tượng trưng sự u tối, lạnh lẽo; là đất (Thổ), thuận, mẹ, bụng, bò, bải, keo kiệt, số đông, ...
- Quẻ Càn: (3 vạch liền), tượng trưng sức nóng, phát quang (Kim); là trời, kiện, cha, đầu, ngựa, ngọc, băng hàn, màu đỏ, ...
- Quẻ Đoài: (2 vạch liền ở dưới - trong, 1 vạch nét đứt ở trên - ngoài), tượng trưng mây (Kim); là vui, sông, đầm, hồ, dê, miệng, thiếu Nữ, phủ quyết, ...
- Quẻ Cấn: (2 vạch đứt ở dưới - trong, 1 vạch liền ở trên - ngoài), tượng trưng núi non (Thổ); là dừng núi, chó, tay, thiếu Nam, đá nhỏ, ...
Ghi Nhớ: trong 1 quẻ có 6 hào, 3 hào trên gọi là ngoại quái ( ý suy bại), 3 hào dưới là nội quái ( ý phú quí). Nếu như thiên cơ nằm ở nội quái sẽ khiến gia đình giàu sang còn ngược lại nằm ở ngoại quái sẽ khiến gia đình suy kiệt, bại vong

3.4.2 Đặc Tính Của Tiên Thiên Bát Quái

  1. Tính Trực Đối Của Các Quẻ:

Khôn - Càn đối nhau, gọi là thiên địa định vị
Khảm - Ly đối nhau, gọi là Thủy - Hỏa bất tương xạ
Chấn - Tốn đối nhau, gọi là lôi phong tương bạc
Đoài - Cấn đối nhau, gọi là sơn trạch thông khí.

unnamed (29)
Bảng tương quan Bát quái - Ngũ hành theo tiên thiên đồ
Ghi chú: Càn có sách gọi là Kiền. Đầm có sách gọi là sông.

  1. Phương Vị Của Tiên Thiên Bát Quái

Trên Nam, dưới Bắc, trái Đông, phải Tây

3.5 Về Hậu Thiên Bát Quái

3.5.1 Phương Vị Của Hậu Thiên Bát Quái

Nam (Ly) - Bắc (Khảm) - Đông (Chấn) - Tây (Đoài) - Đông Bắc (Cấn) - Tây Nam (Khôn) - Đông Nam (Tốn) - Tây Bắc (Càn).

unnamed (30)Bảng tương quan Bát quái - Ngũ hành theo hậu thiên đồ
Ghi chú: dấu + là dương, dấu - là âm. Mũi tên chỉ hành đối nhau.

3.5.2  Đặc Điểm Của Hậu Thiên Bát Quái

  1. Đông Tứ:
  •  Khảm (Bắc), thảo mộc ẩn tàng, ngừng sinh sôi nảy nở
  •  Ly (Nam), vượng vào Hạ, cây cối tốt tươi, hồi qui ở vùng đất lớn
  •  Chấn (Đông), đại diện mùa Xuân, cây cối thịnh vượng
  •  Tốn (Đông Nam), giao mùa Xuân - Hạ, vạn vật phát triển cực thịnh
  1. Tây Tứ:
  •  Khôn (Tây Nam), hè Thu, là lúc cây cỏ già cội
  •  Càn (Tây Bắc), cứng rắn, cuối Thu đầu Đông, là lúc cây cỏ tàn úa
  •  Đoai (Tây), trời Thu, thịnh vượng vào mùa Thu
  •  Cấn (Đông Bắc), dừng, là cuối cùng, 1 năm 4 mùa tuần hoàn đến lúc giao nhau giữa mùa Đông và mùa Xuân, vạn vật đã kết thúc 1 chu kỳ.

3.5.3 Tượng Hình Hậu Thiên Bát Quái:

Về cung định hướng (cung phi), phần phụ thêm sau đây để giúp ta hiểu "Bát quái tượng" tức 8 cung quan hệ trạch (âm phần) và tiếp đến là xác định (định vị) về việc xây cất mộ phần theo bổn mạng nhân đinh (người chết).
Hậu thiên bát quái được chế ra theo luật: Khảm (Thủy) trung Nam, Ly (Hỏa) trung Nữ, Chấn (Mộc) trưởng Nam, Tốn (Mộc) trưởng Nữ, Khôn (Thổ) vi Mẫu,Càn (Kim) vi Phụ, Đoài (Kim) thiếu Nữ), Cấn (Thổ) thiếu Nam để biết đặc tính sơn hướng, trong đó: Khảm - Chấn - Càn - Cấn vi Dương, Ly - Tốn - Khôn - Đoài vi Âm

unnamed (31)
Đồ Hình Hậu Thiên Đồ

unnamed (32)
Bảng Lập Về Bát Quái Đồ - Hậu Thiên Đồ
Ghi chú: mũ dấu cộng là dương, dấu trừ là âm.

3.5.4  Bát Quái  Cửu Cung:

Trong "Bát Trạch Tam Nguyên" đã xây dựng cung số bổn mạng để dò tìm và luận đoán với các mức độ được qui chế như sau.
Số thứ tự của bát quái hậu thiên dùng để tìm cung của bổn mạng (số của 8 quẻ ở trong 9 cung): Nhất Khảm (1), Nhị Khôn (2), Tam Chấn (3), Tứ Tốn (4), Ngũ Trung (5), Lục Càn (6), Thất Đoài (7), Bát Cấn (8), Cửu Ly (9).
Mỗi số có 1 quẻ, trừ số 5 không có quẻ nên được qui chế: Nam giới trúng số 5 là cung Khôn (2), Nữ giới trúng số 5 là cung Cấn (8).
Nếu gắp:
- Sinh Khí là thượng cát
- Ngũ quỉ là đại hung
- Diên niên là thượng cát
- Lục sát là thứ hung
- Họa hại là thứ hung
- Thiên y là trung cát
- Tuyệt mạng là đại hung
- Phục vị là tiểu cát

4. Về Âm Trạch

Âm trạch hay phần mộ chính là nơi an táng linh cữu của tổ tiên, là nơi các bậc tiền bối yên nghỉ vĩnh hằng. Vì thổ táng là phương thức chôn cất truyền thống của dân tộc Hán từ hàng ngàn năm nay nên việc lựa chọn phần mộ là vô cùng quan trọng.

4.1 Về Đất An Táng

4.1.1  Về Việc Chọn Đất An Táng Trên Thực Địa:

Người Việt Nam rất coi trọng  việc chọn phương hướng, địa hình, thế đất để đặt mộ, xây nhà và các công trình khác. Trong đó, việc chọn đất đặt mộ được đưa lên hàng đầu, vì cho rằng: nếu được thế đất tốt để đặt mộ thì dòng họ sau này sẽ thịnh vượng.

Khái Lược Về Chọn Đất An Táng

Chọn Âm Trạch, Dương Trạch nhất định phải chọn nơi núi lớn, sông lớn giao hội.
Nhưng sơn, thủy tụ hợp lại có sự khác nhau giữa nơi bằng phẳng với nơi sơn cốc. Nơi núi vòng trở lại, thủy bao quanh chứa đầy sinh khí thì mới tốt, mới cao quý.
Nếu bỗng dưng ngọn núi nghiêng lệch, hướng ra phía khác mà đi thì nơi đó chẳng có gì tốt.
Nếu 2 dãy hộ sa (núi bảo vệ) chắp tay vái nhau, hộ vệ huyệt cơ nghiêm trang đoan chính, không có tương phản cốt, thì huyệt vị đó dù không lớn cũng có thể đặt huyệt mộ rất bình an, cát tường, trong vòng 100 năm gia nghiệp ngày 1 hưng vượng.
Âm Trạch có 5 loại núi không được chôn cất (mai táng) ở đó:
- 1 là  núi đá, vì khí chỉ vận hành trong đất
- 2 là núi đứt đôi, vì khí đến bằng mạch
- 3 là núi còn non tuổi, vì khí hòa hoãn mà sinh ra
- 4 là đạo sơn (núi làm cầu dẫn), vì khí dừng lại do thế núi
- 5 là núi cô độc, vì khí theo long mà tụ hội
5 loại núi này có thể biến thông như: núi đá có huyệt đất, núi còn non nhưng khô ráo ... thì đều có thể mai táng tạm được ("táng hung" trước khi cải táng  - sang cốt)

 Xác Định Đất Cát Âm Phần Trên Thực Địa:

Thời xưa, chọn đất huyệt mộ là vấn đề được lưu tâm hàng đầu.
Cổ nhân cho rằng: nó ảnh hưởng tới sự phát đạt, hưng thịnh của con cháu dòng họ sau này, rồi kén chọn ngôi đất để xương cốt của ông cha giữ được lâu bền, không bị mối mọt hoặc mục ải, đặng tránh những điều có thể làm đau xót tới vong hồn người chết và có hại cho con cháu.

Nguyên Lý Cơ Bản:

Phong thủy giữa Âm Trạch và Dương Trạch có nhiều điểm tương đồng.
Chọn đất Âm trạch cũng tìm chọn thế đất, địa hình, cung hướng tốt và sơn hướng tốt như Dương trạch. 

Cụ thể, coi thế là thế lai rồng (rồng đến):

  • Rồng đến mà to, mạnh mới đem lại vận khí tốt
  • Rồng đến mà quá nhỏ, quá yếu, quá tầm thường, quá nhiều chi nhánh, quá cứng nhắc thì hình được tạo nên sẽ không đẹp
  • Rồng xuất phát từ Bắc chầu về Nam là thế chính
  • Rồng xuất phát từ Tây - Bắc tác chầu Đông -  Nam là thế bên
  • Rồng ngược dòng nước chầu lên thuận nước bơi xuống là thế nghịch
  • Rồng thuận nước chầu xuống ngược nước mà lên là thế thuận
  • Rồng quay đầu chầu về núi tổ là thế quay lại

Căn cứ vào hình dáng, tư thế thực tế lại chia thành 9 rồng:

  •  Hồi Long (rồng quay đầu lại), cuộn mình chầu về tông tổ như rồng đang liếm đuôi, hổ đang quay đầu lại
  •  Xuất Dương Long (rồng ngoài biển cả) hình thế đặc biệt thoải mái, uốn khúc vẫy như thú ra khỏi rừng như thuyền qua biển cả
  •  Giáng Long (rồng sa xuống) hình thế thanh tú, dáng vẻ uy nghiêm
  •  Sinh Long (rồng sống động) hình thế e ấp chi tiết rõ ràng
  •  Phi Long (rồng bay) hình thế đang bay, nhanh nhẹn, uyển chuyển
  •  Ngọa Long (rồng nằm) hình thế nằm im thư giãn
  •  Ẩn Long (rồng ẩn) hình thể mờ ảo, mạch lý chìm mà dài
  •  Đằng Long (rồng bay lên) hình thể cao vợi
  •  Lĩnh Quần Long (nhóm rồng) hình thể đuổi nhau dày đặc mà quấn quít

4.2. Bốn Nguyên Tắc Chọn Đất An Táng Theo Phong Thủy Cơ Bản

Mảnh đất nào phù hợp 4 nguyên tắc sau thì gọi là Cát Huyệt: Long Chân - Huyệt Đích - Sa Bao - Thủy Bọc

- Long Chân: là mạch núi có sinh khí lưu động. Trong đất có sinh khí, tuy vô hình nhưng có thể biết được.

- Huyệt Đích: là tìm đúng "Huyệt Kết", sinh khí chảy không nhất thiết tạo thành huyệt kết, mà huyệt tụ được sinh khí, không làm tản sinh khí.

- Sa Bao: là núi ở gần huyệt địa. Huyệt mộ mà được gò, núi bao bọc thì khí tụ. Chia thành 4 Sa như sau: Thị Sa - 2 bên phí trước huyệt có thể ngăn chặn gió xấu, Vệ Sa - ôm ấp long mạch, chống lại gió từ bên ngoài, tăng cường khí bên trong, Nghênh Sa - bao quanh trước huyệt, Triều Sa - đứng 1 mình nơi cao nhất trước huyệt vị.

- Thủy Bọc: là dòng nước, hồ, ao, sông suối, thậm chí biển cả ở gần huyệt vị. Nếu trước huyệt mộ có dòng nước chảy từ từ, khiến cho khí không chảy tán (tụ hội sinh khí) thì tốt.

Tóm lại: Phong thủy Âm trạch nghiên cứu sự phối hợp của Sa + Thủy, tất cả được hình thành từ quan niệm về Khí.

- Sinh khí theo thế uyển chuyển của long mạch mà tụ, nơi tập hợp long mạch dễ sinh vượng khí.

Nếu có sự bảo vệ của thủy, khí sẽ không bị tiêu tán, đó là nơi sinh khí thịnh vượng nhất, mới phù hợp đặt quan tài, xây huyệt mộ.

Sinh khí được hình thành trong thủy sẽ dừng ở giữa núi, còn được hình thành trên núi sẽ hội tụ ở thủy
- Phong thủy đặc biệt chú trọng: Phong ẩn tàng, khí tụ hội, sơn lượn vòng, thủy ôm ấp.
Do đó, Sa (búi bao quanh huyệt vị) phải dồi dào để đam đường, còn Thủy phải quanh co nhưng có giới hạn, như thế mới có thể hình thành nên cách cục cát lợi phong ẩn tàng, khí tụ hội.

4.2.1 Căn Cứ Hướng Gió - Mạch Đất Để Xác Định Đất Huyệt

Tức là xác định hướng huyệt đê đón gió lành và vào long mạch để nhận sự mát mẻ của nước ngầm dưới đất.

  • 1 ngôi mộ tập trung được đủ mọi yếu tố (đầu não hướng nhận mọi long mạch chạy tới, có đủ sơn thủy) là đất vượng.
  • Ngoài ra trước huyệt phải có "Minh đường thủy tụ", phía sau phải có "Long mạch thu thúc", phía ngoài phải có "Bàng sa triều củng", cốt phải có "tụ khí tàng phong"
  •  Địa lý phong thủy mồ mả có câu: "Tiền phần hậu trạch gia tăng quan - hậu phần tiền trạch tán gia bại sản" nghĩa là mồ mả trước nhà thì tốt, con cháu phát đạt, còn nếu mồ mả ở sau nhà đang ở thì xấu

**Lưu ý:

  • Chọn đất huyệt phải theo tuổi người chết
  •  Quay về hướng sinh khí
  •  Đường đi vô mộ ở bên tay phải
  • Phía sau gần núi thì trở đầu về phía núi
  • Gần sông thì đặt chân về phía sông
  • Gần chùa thì trở đầu về phía chùa (không nên trở đầu về đình, miếu)
  • Nếu có đất rộng thì để phía đầu được rộng, cao là tốt.

4.2.2 Nguyên Tắc Chọn Đất Đặt Mộ Theo Tam Cương - Ngũ Thường: 

Các cụ xưa vận dụng đạo Tam Cương (cha con: cha là giềng mối của con, vui tôi: vua là giếng mối của tôi, vợ chồng: chồng là giềng mối của vợ) và Ngũ Thường (nhân - nghĩa - lễ - trí - tín) vào phong thủy.

Trong đó, Tam Cương chỉ khí mạch, minh đường, thủy khẩu; Ngũ Thường chỉ long, huyệt, sa, thủy, hướng.

- Về Tam Cương: 

  •  Khí mạch là giếng mối của phú quý, bần tiện
  •  Minh đường là giềng mối của đẹp, xấu, sa, thủy
  •  Thủy khẩu là giếng mối của sinh vượng, tử tuyệt

- Về Ngũ Thường:

  •  Long: cần chân long, long mạch (khí mạch) sa, lớn, mạch dài, uốn lượn có thể nghênh đón là cát mạch; Long chân là long mạch phải đúng tức có Thái tổ sơn, Thiếu tổ sơn, Phụ mẫu sơn.
  •  Huyệt: cần bằng phẳng gọi là long thế ngăn khí, huyệt cát; Huyệt kết là huyệt tụ sinh khí của long mạch
  •  Sa: cần tú (đẹp); sa bao là gò đất ở gần huyệt địa có thể bao bọc
  •  Thủy: cần bao bọc; Thủy là nguồn của tiền của, là ngoại khí của sinh khí; nếu chảy quanh mộ là sinh thủy thì vượng; Thủy chảy bao bọc bảo vệ huyệt là cát thủy; Nếu đi không về, tiền của tiêu tán, là đất không vong, còn gọi là Tử Địa hoặc Tuyệt Địa, cho nên nói cửa sông (thủy khẩu) là yếu tốt quan trọng nhất của sinh vượng, tử tuyệt. Thủy bọc là dòng nước chảy từ từ bao quanh huyệt mộ
    "Đắc Thủy thứ nhất - Tàng Phong thứ hai" 
  •  Hướng: cần cát hướng: hướng huyệt nên tránh 4 hướng hung (ngũ quỉ, tuyệt mệnh, họa hại, lục sát), tìm 4 hướng cát (sinh khí, thiên y, diên niên, phúc đức).
    Chọn đất đặt mộ nên theo 5 nguyên tắc của Ngũ Thường.

    Thực tế hình địa chỉ 1 góc của hoàn cảnh (thế đất), hình do thế tạo thành, hình cụ thể lại quyết định huyệt tốt hay xấu. Cho nên ứng dụng phong thủy âm trạch có 1 số điểm khác so với dương trạch:
  •  Phải tránh chỗ lộ gió (chỗ huyệt mà bị gió lùa vào thì khí tán không kết)
  •  Tìm chỗ gần nước (nếu có nước hãm lại thì khí tụ mới kết huyệt) mới có khí mạch, long mạch
  •  Chọn huyệt địa tốt là lưng tựa núi, mặt ngó biển, sông, ao hồ
    Tìm huyệt tốt để mai táng cần chọn những nơi có đặc điểm sau:
  •  Nếu là nơi bùn lầy có xuất hiện thái cực vượng (có những nét hoa văn hiện lên như thái cực đồ)
  •  Sắc bùn phải tơi nhuận, sáng đẹp không dính tay, còn quá khô hoặc quá ướt thì nên tránh
  •  Trong huyệt không có uế khí xông lên
    Nếu đạt được các điều trên, dù không phải đại huyệt thì cũng không sợ là hung huyệt

4.2.3 Điều Kiện Về Phong Thủy Học Đối Với Huyệt Mộ

Yêu cầu về Long - Huyệt - Sa - Thủy của Huyệt Mộ, gồm:

  • Long phải sinh vượng tức long mạch phải dài, khí đến thì huyệt kết
  • Sa phải sáng tức gò Thanh Long, Bạch Hổ phải rõ ràng, sáng sủa
  • Thủy phải đọng tức nước phải ngưng đọng, bao bọc huyệt mộ
  • Sơn phải bao tức núi bao quanh huyệt mộ, núi phải cao, núi triều mộ, gò hướng mộ
  • Đường phải rộng, sáng, phẳng vì minh đường rộng, sáng, phẳng sẽ giữ được khí, gió, thủy
  • Huyệt phải tàng vì huyệt giữ được khí mạch ắt tàng phong
  • Tiền có quan, trước mộ có "quan tinh"(gò nhỏ)
  • Phòng có thần, sau mộ có "quỉ tinh"(gò nhỏ)
  • Hậu có chầm lạc, sau mộ có gò nhỏ như chiếc gối
  • Hai bên có giáp chiếu, 2 bên mộ có gò nhỏ như 2 tay để bảo vệ mộ
  • Bát Quốc không được khuyết, tức bát phương đều có núi, gò che chắn
  • La Thành không được tả, tức các núi bao bọc như thành không được tản mát

4.2.4 Mười Điều Quan Trọng Xem Xét Huyệt Mộ Cụ Thể:

  • 1. Long mạch chạy trong đất, đi từ Thái tổ sơn đến huyệt mộ thông suốt
  • 2. Hai bên huyệt mộ phải có gò Thanh Long - Bạch Hộ bảo vệ
  • 3. Dòng nước chảy quanh huyệt mộ, đây là mộ đắc thủy, cát mộ
  • 4. Dòng nước chảy quanh huyệt mộ (thế tả, hữu chạy quanh) mộ đắc thủy, cát mộ
  • 5. Núi Thái tổ, Thiếu tổ, núi huyệt mộ đều phải đầy đặn
  • 6. Chân gò Thanh Long - Bạch Hổ bao bọc huyệt mộ, bảo vệ huyệt mộ
  • 7. Minh Đường phải rộng, bằng phẳng, không méo lệch
  • 8. Cửa sông nên hẹp, kín, nước chảy không đâm vào huyệt mộ
  • 9. Triều sơn - Án sơn đều hướng vào minh đường
  • 10. Dòng nước chảy bao quanh huyệt mộ ngoằn ngèo uốn lượn nhiều chỗ

Địa Hình Thập Phú:

  • 1. Nhất phú: vùng đất trước mộ rộng lớn, chứa nổi vạn người, con cháu làm quan to, giàu có ( thế minh đường cao lớn, rộng lớn)
  • 2. Nhị phú: Triều sơn (núi trước mộ ở xa khách), huyệt mộ cùng hướng về nhau (thế khách chủ cùng nghênh đón)
  • 3. Tam phú: thế núi, thế đất như rồng từ trên trời lao xuống hoặc tả Thanh Long hữu Bạch hổ thuần phục bảo vệ huyệt mộ (thế giáng long phục hổ)
  • 4. Tứ phú: Chu tước là núi trước mộ như chuông treo linh động tròn trĩnh không lệch, không xiên (thế mộc tước huyền chung xẻ gỗ chuông reo)
  • 5. Ngũ phú: 5 ngọn núi (Kim,Mộc,Thủy,Hỏa,Thổ) từ núi phát mạch đến núi, gò có huyệt mộ đẹp cao sừng sững (thế ngũ sơn củng tú)
  • 6. Lục phú: chỉ 4 dòng nước đều chảy về minh đường (thế tứ thủy qui triều)
  • 7. Thất phú: các núi có chân ôm huyệt mộ (thế sơn sơn chuyển cước)
  • 8. Bát phú: các núi đầy đặn, tròn và đẹp, kỵ lệch, xéo (thế lĩnh lĩnh nguyên phong)
  • 9. Cửu phú: gò Thanh Long dài vươn ra bao tới gò Bạch Hổ ( thế long cao bao hổ)
  • 10. Thập phú: cửa sông (thủy khẩu) đóng chặt vì có đóng thì nước không đi ( thế thủy khẩu khẩn bế)

Địa Hình Thập Quí:

  • 1. Nhất quí: gò Thanh Long có thêm gò Tùy Long cùng ôm huyệt mộ (thế thanh long song ủng)
  • 2. Nhì quí: gò Thanh Long và Bạch Hổ có thế cao, nhưng không được cao hơn gò huyệt mộ (thế long hổ cao tủng)
  • 3. Tam quí: gò huyệt mộ đẹp (thế hằng nga thanh tú)
  • 4. Tứ quí: các ngọn núi có long mạch đầy đặn ( thế cờ trống viên phong)
  • 5. Ngũ quí: 2 ngọn núi Án sơn, Triều sơn thanh tú, đẹp, cao như giá bút (thế nghiên tiền - bút giá)
  • 6. Lục quí: huyệt như chuông úp được lộc quan ( thế quan lộc phúc chung)
  • 7. Thất quí: gò Bạch Hổ thuần nhu ( thế viên sinh bạch hổ)
  • 8. Bát quí: gò Thanh Long cao đẹp (thế đốn bút)
  • 9. Cửu quí: núi Huyền vũ sau huyệt mộ (bình phong) vuông cao, bằng phẳng, như ngựa phi là ám chỉ huyệt được che chắn (thế bình phong tẩu mã)
  • 10. Thập quí: các dòng nước ôm huyệt mộ (thế thủy khẩu trùng trùng)

Địa Hình 10 Nghèo (Thập Bần):

  • 1. Nhất bần: cửa sông không kín, khí không tụ, theo nước trôi đi (thế thủy khẩu bất tỏa, không khóa)
  • 2. Nhì bần: chỗ cửa sông nước chảy đi, sinh khí không tụ ở minh đường (thế thủ lạc không vong)
  • 3. Tam bần: cửa sông đổ vỡ, khí theo dòng nước đi không có gò ngăn lại (thế thành môn phá hậu)
  • 4. Tứ bần: cửa sông vỡ tan, khí không tụ lại (thế thủy phá trực môn)
  • 5. Ngũ bần: nước không chảy thuận mà quay lưng vào huyệt mộ, tức chảy đi (thế tứ thủy vô tình)
  • 6. Lục bần: nước sông chảy thẳng tới thiên tâm (tâm minh đường) xói mòn, làm mất thế minh đường (thế thủy phá thiên tâm)
  • 7. Thất bần: nước chảy chậm, băng lậu (thế sàn sàn thủy tiếu)
  • 8. Bát bần: thủy không bao, ngẫng đầu mà đi (thế tứ cố bất ứng)
  • 9. Cửu bần: núi sông không bao bọc (thế cô độc, độc long)
  • 10. Thập bần: gió thổi vào huyệt, khí theo gió đi (thế bối hậu ngưỡng phong)

10 Địa Hình Thập Tiện (10 Hèn):

  • 1. Nhất tiện: gió từ 8 hường thổi vào huyệt làm khí tiêu tán (thế bát phong xúy huyệt)
  • 2. Nhì tiện: gió Chu tước trước mộ vô tình, không triều bái, không nhảy múa (thế chu tước tiêu sách)
  • 3. Tam tiện: gò Thanh Long không ôm huyệt mộ, có thế bay đi (thế thanh long phi khứ)
  • 4. Tứ tiện: cửa sông chia dòng, dòng nước chảy đi không bao huyệt mộ (thế thủy khẩu phân lưu)
  • 5. Ngũ tiện: các núi không hướng về huyệt mộ, dòng nước cong đuôi chảy đi, không bao bọc huyệt mộ (thế bãi đầu kiều vĩ)
  • 6. Lục tiện: gò Chu tước, huyền vũ nhỏ thấp hoặc không có gió thổi tản khí huyệt mộ (thế tiền hậu xuyên phong)
  • 7. Thất tiện: núi không triều, nước không ôm huyệt (thế sơn phi thủy khẩu)
  • 8. Bát tiện: không có gò Thanh long và Bạch hổ ( thế tả hữu giai không)
  • 9. Cửu tiện: núi đổ, nước cạn (thế sơn bằng thủy liệt)
  • 10. Thập tiện: có huyệt mộ nhưng không có Án sơn, Triều sơn (thế hữu chủ vô khách)

11 Mười kiểu Đất Kỵ An Táng

  • 1. Ở đa hình đá cuội thô, vì địa hình này nhiều sát khí
  • 2. Ở địa hình cấp thủy tháng đầu, tức ở bãi bồi, địa hình nước chảy xiết trực xung huyệt địa, khí mạch bị tản theo dòng nước
  • 3. Ở địa hình câu nguồn tuyệt cảnh, tức địa hình nguồn nước cạn khô, khí không có dòng nước che chắn bao bọc
  • 4. Ở địa hình cô độc sơn đầu, tức núi có khí mạch cô đơn, chủ cô độc, không nương tựa
  • 5. Ở trước đền, sau miếu, nếu an táng ở đó ví như tranh địa khí với thần linh, đại hung
  • 6. Ở địa hình tả hữu hưu tù, hình thế hẹp, không có Thanh long Bạch hổ như bị tù hãm, bất lợi
  • 7. Ở địa hình núi, gò lung tung, vì các núi không phân biệt chủ khách, trên dưới, hỗn loạn, huyệt mạch không thông
  • 8. Ở địa hình phong thủy bi sầu, vì cảnh bi ai buồn bã, bất lợi cho huyệt địa
  • 9. Ở nơi đất thấp, vì đất trũng không có vẻ tôn nghiêm, tư cách thấp hèn, huyệt mộ ngập nước, khí lạnh quanh năm
  • 10. Ở nơi gò Thanh long Bạch hổ đầu nhọn, 2 gò này phải thấp hơn gò mộ huyệt và không được nhọn đầu xiên và gò mộ

4.2.6 Xem Xét Đất Huyệt Mộ Trên Thực Địa:

4 Phương Pháp Táng Dựa Vào Sinh Khí:

  • Khi hạ táng, phải quan sát nơi sinh khí xuất hiện đầu tiên (cao thấp của địa thế từ xa tới) và nơi sinh khí ngưng tụ (vị trí của địa hình bao bọc trực tiếp xung quanh) để tìm ra nơi có thể nương tựa (vị trí chôn cất). 
  • Tức là phải quan sát hình trạng sơn thủy 4 phía bao quanh.
  • Nếu chỉ có 1 lớp bao quanh thì không thể chuẩn xác được.
  • Nếu có sự bao bọc xung quanh 3 đến 5 lớp núi thì có thể khẳng định chân huyệt tốt.
Tất Cả Huyệt Mộ Phải Đặt Theo Nguyên Tắc:

Sau lưng là núi, đồi, gò đất cao, trước mặt có án sơn, 2 bên có gò Thanh long và Bạch hổ
Nếu có triều sơn thì tốt, không có cũng chẳng sao.
Nhắc lại: Thanh long dài hơn Bạch hổ, huyệt địa cao hơn Thanh long, Thanh long cao hơn Bạch hổ
Khuyết bạch hổ thì xấu, khuyết thanh long phải có dòng nước thay, nếu không cũng xấu.

Xem Xét Mộ Huyệt Trên Thực Địa

Nơi đặt mộ cần có: đất ở đằng trước mặt mộ gọi là "Minh Đường" - xa và lớn là Ngoại Minh Đường - nhỏ và gần là Nội Minh Đường để tụ linh khí, bên trái là Thanh Long - phải là Bạch Hổ.
Xung quanh núi, đồi bao bọc sinh tụ khí.

Chi tiết gồm:

Ngoại Cảnh Ảnh Hưởng Đến Tài Vận

  •  Khuyết Bạch Hổ Sa: tức nước chảy từ phương Bạch Hổ đến  (Thanh Long Sa tiếp nhận Thủy Cục)
    Phải đi, trái đến (tức là phải đến trái sơn)
  •  Khuyết Thanh Long Sa: tức nước chảy từ phương Thanh Long đến (trái đi, phải đón nhận)
  •  Tả Thanh Long - Hữu Bạch Hổ : Bạch Hổ phá nhận nước từ xa. Bạch Hổ Sa là nghịch quan phá - chủ về tài vượng. Nếu Thanh Long Sa dài mà Bạch Hổ ngắn là thế thuận quan - ắt phá sản.
  •  Tả Thanh Long - Hữu Bạch Hổ: (nước chảy phải sang trái) long phải dài vây lấy hổ.

4.2.7 Những Dấu Hiệu Của Huyệt Cát (Tốt)

- Nhập Thủ đầy đăn: nhập thủ là nơi long mạch vào mộ. Nếu nơi đó hơi lồi như mu con rùa, đầy đặn cây cỏ tốt tươi thì đó là mộ phát phú quí


- Đất mịn ngũ sắc hoặc đất màu hồng vàng. Sau khi đào thấy đất ở dưới có màu ngũ sắc hoặc màu hồng, son đậm, hông vàng có vân, đất này gọi là "Thái cực biên huân", dễ phát đạt quan chức, học vị cao

4.2.8 Những Dấu Hiệu Của Huyệt Hung (Xấu)

- Huyệt Bần: huyệt mộ không có đồi, dòng nước bao bọc, dòng nước chảy thẳng xối vào huyệt mộ


- Huyệt Hèn: huyệt mộ không có đồi núi, dòng nước bao bọc, dòng nước quay lưng chảy qua huyệt mộ

4.2.9 Xem Xét Huyệt Đích Trên Thực Địa:

Có 13 loại hình huyệt: Nhũ đầu (núm trên đầu huyệt), Kiềm khẩu (mở miệng) là loại hình chính huyệt, các hình tượng khác đều là hình quái huyệt.

Sơ Lược Huyệt Tinh

Nói về mộ thì đầu tiên phải xem Huyệt Tinh, tức là nơi huyệt kết dưới chân núi Phụ mẫu, là nơi sinh khí của long mạch ngưng tụ, thường là gò đất nhỏ hơi lồi.


Hình dáng của Huyệt Tinh rất phong phú, nói chung có thể chia làm 4 loại: Oa - Kiềm - Nhu - Đột (nhưng thực ra chỉ có 2 loại Âm và Dương mà thôi)

Huyệt Dương: 

  • Kiềm (hình chữ U): huyệt dương dài gọi là Kiềm và là biểu tượng Xa Hiệp Thủy

  • Oa: huyệt dương tròn gọi là Oa

Huyệt Âm:

  • Nhu: huyệt âm dài gọi là Nhu

  • Đột: huyệt âm ngắn gọi là Đột

Đặt Huyệt Mộ:

Cổ nhân có câu "3 năm tìm huyệt tinh, 10 năm đặt huyệt mộ", điều này chứng tỏ đặt huyệt mộ vô cùng khó.
Điểm huyệt là khâu quan trọng nhất trong thuật xem tướng đất, sau khi xem qua long mạch và minh đường rồi mới đến điểm huyệt.


Mấu chốt của điểm huyệt chính là xem xét kỹ càng sau khi đã xác định được phương vị của long, sa, thủy, tìm được điểm chính xác sẽ khiến khí lành tụ hội, khí xấu rân ra.

Huyệt Như Thế Nào Mới Là Tốt?

  • Đầu tiên là xác định được chân long, mới tìm được chân huyệt.
  • Sau đó xem long, hổ, minh đường, la thành, thủy khẩu có được thế uy phong không.
  • Nếu sơn thủy dựa vào nhau thì đa phần là chân  và ngược lại sơn tựa lung vào nhau thì đa phần là giả.
  • Xem xét điểm huyệt cũng phải dựa vào khí, không có núi tụ khí tốt sẽ không thể điểm huyệt, mà huyệt thì có mối quan hệ với long mạch và kết cấu đất, hướng đất, v.v…
  • Tức là cần phải xem xét 1 cách toàn diện mới tiến hành xác định mức độ cũng như phương vị để điểm huyệt.
  • Đảo Trượng (cách lập huyệt đặt quan tài) là cách suy đoán liên quan đến việc lập huyệt mộ, đặt quan quách.
  • Đảo Trượng có thể chia thành nhiều loại (phép đặt huyệt mộ) tùy theo quan hệ giữa vị trí của huyệt vị và long mạch, tức có 12 phép đặt huyệt mộ gồm: Thuận Trượng - Nghịch Trượng - Súc Trượng - Xuyết Trượng - Khai Trượng - Xuyên Trượng - Ly Trượng - Đối Trượng - Một Trượng - Tải Trượng - Đầu Trượng - Phạm Trượng.

Hướng Và Tọa Của Ngôi Mộ:

Sau khi chọn xong huyệt mộ, tiếp theo đặt hướng của mộ. Để xác định cần phải dùng la bàn chọn hướng cát, ở đây có 2 khái niệm Tọa và Hướng.

Hướng Mộ (nhìn): phương hướng của bia mộ (trung tâm của bia mộ)

Tọa (ngồi): bản thân của mộ là tọa

Trach Thời (thời gian chôn cất)

  • Đây là 1 mắt xích quan trọng trong phong thủy âm trạch, nó không chỉ chú trọng chọn vị trí đất để an táng mà còn coi trọng cả việc chọn thời gian để chôn cất.
  • Phong thủy âm trạch cho rằng, thiên đạo và địa đạo phối hợp hài hòa với nhau tạo nên Trạch Cát.
  • Thời gian chôn cất có thể bổ khuyết cho hạn chế của hình đất, phù hợp với 2 chữ Kham Dư ( kham là thiên đạo, dư là địa đạo), do đó cần phải chọn được thời gian phù hợp khi mai táng.
  • Có nhiều phương pháp chọn thời gian như: học thuyết Âm Dương, Bát quái, Hà đồ, Lạc thư, Ngũ hành, xem xét về thiên thời địa lợi nhân hòa để chọn điều cát lợi, tránh điều hung họa.
  • Thông qua chọn thời gian có thể thay đổi vận mệnh con người, khiến gia đình hưng vượng, tiền tài tăng thêm.

Thiện Đức

  • Là mấu chốt căn bản của phong thủy huyệt mộ.
  • Ý nghĩa của cảm ứng chính là sự thuận theo, thích ứng với thiên đạo.
  • Đạo của trời không cần lời nói cũng tự rõ, là phúc hay họa đều xuất phát từ đó.
  • Dân gian có câu:"lựa chọn mộ phần tốt không bằng tâm địa tốt của con người". Vì thế, muốn tìm được phần mộ tốt trước hết phải lấy tích đức làm gốc.
  • Nếu thu thiện tích đức nhiều thì nhất định trời đất cảm ứng sẽ cho chúng ta 1 nơi tốt để an táng để phúc lại cho con cháu.
  • Nếu không ngừng tác ác thì trời sẽ sắp đặt  an táng ở mảnh đất xấu, để họa đến cả con cháu.
  • Nhân tâm dẫn dắt khí thế, mà khí thế lại phù hợp với đức hạnh, 1 tâm 1 khí hình thành nên sự cảm ứng lẫn nhau.

Huyệt Cát - Táng Hung:

Đôi khi tìm được huyệt cát nhưng sau khi an táng lại trở thành huyệt hung khiến gia chủ mất chức quan, đày ra biên ải, tù tội, gia đình sa sút.


Họa này là do không hiểu phép "hóa huyền không lý khi" khi đặt mộ gây ra.
Theo phép này nếu đặt mộ nhằm ở Nhâm nhìn hướng Bính hoặc năm ở Bính nhìn hướng Nhâm thì trong 20 năm đầu của vòng thượng nguyên (vòng lục thập hoa giáp) phạm "phản ngâm phục ngâm", nếu cứ an táng, họa khắc sinh ra.


Dòng nước chảy thẳng chỉa vào huyệt mộ là Hung
Tuy là mộ được dòng nước bao bọc, song có 3 dòng nước xối sau lưng huyệt mộ, đất sau mộ bị lở dần, gây kinh động, vì vậy không nên đặt mộ ở đây


Dòng nước quay bụng tạo nên huyệt Cát
Dòng nước quay lưng gây nên huyệt Hung.


Dòng nước quay lưng vào huyệt mộ, tức kim thành phản cung. Nếu táng vào huyệt này, gần thì 3 tháng xa thì 3 năm ắt bị sát thương, kiện cáo, tiền của không còn, người chết.


Huyệt Cát, táng hung còn là do chọn giờ, ngày hạ huyệt xấu.


Vì vậy chọn giờ hạ huyệt vo cùng quan trọng, nên chọn vào giờ tốt như ngày hoàng đạo (nhập thủ nơi đường khi vào mộ).

Muốn Tránh Hung - Phùng Cát:

Xem sách "Lý số Hà Lạc" và "Huyền Không Ngũ Hành" hoặc "Thẩm Thị Huyền Không Học"
Để đặt mộ đúng hướng, có ghi chép rất tỉ mỉ 


Căn cứ vào phép Ngũ hành sinh khắc để đặt hướng mộ, cần chọn giờ, ngày phù hợp

4.2.Sơ Đồ Mai Táng Người Quá Cố

4.2.1 Quẻ Đông Tứ Trạch:

 Phong Thủy Trạch Khảm:

Cho người quá cố có cung phi - quẻ Khảm


Thuộc hành Thủy, hướng Bắc (tọa - ngồi Bắc, phục vị; nhìn - hướng Nam, diên niên); phương án chủ đạo: Nhâm - Tí - Quí


Xét các phương án lựa chọn: có thể mở cửa ở các hướng:

  • Đông Nam (sinh khí) tốt nhất
  • Chính Đông (thiên y) tốt nhì
  • Chính Nam (diên niên) tốt ba
  • Chính Bắc (phục vị) tốt bốn

    Sơ đồ tổng thể:

4 Cửa Lành

Đông - Nam

Sinh Khí

Hướng Đông

Thiên Y

Hướng Nam

Diên Niên

Hướng Bắc

Phục Vị

Ghi chú: 4 cửa lành ở sở đồ tổng thể là để định hướng mộ huyệt. Chiều mũi tên ở Sơ Đồ Chi Tiết là để mở cửa mộ huyệt

 unnamed (33)

Bảng Tổng Hợp Hướng Đặt Mộ Huyệt Tuổi Trạch Khảm

Tựa Đầu

Hướng (Huyền Quan)

Kết Luận

Ngọ (Vượng trang)

Tí (Thân hôn)

Tốt

Đinh (Hưng phước)

Quý (Hoan lạc)

Tốt

Dậu (Tấn điền)

Mậu (Tấn tài)

Tốt Vừa

Càn (Vinh phú)

Tốn (Quan tước)

Tốt Vừa

Tí (Thân hôn)

Ngọ (Vượng trang)

Tốt Vừa

Quý (Hoan lạc)

Đinh (Hưng phước)

Tốt Vừa

Hợi (Thiếu vong)

Tỵ (Quan quí)

Tạm Được

Giáp (Ôn hoàng)

Canh (Vượng tâm)

Tạm Được

Mão (Tấn tài)

Dậu (Tấn điền)

Tạm Được

Tốn (Quan tước)

Càn (Vinh phú)

Tạm Được

Khôn (Điên cuồng)

Cấn (Vượng tài)

Tạm Được

Thân (Khẩu thiệt)

Dần (Phước đức)

Tạm Được

 

Phong Thủy Trạch Ly

Cho người quá cố có cung phi - que Ly


Thuộc hành Hỏa hướng Nam (tọa - ngồi Nam, phục vị; nhìn - hướng Bắc, diên niên); phương án chủ đạo: Bính - Ngọ - Đinh


Xét các phương án lựa chọn, có thể mở cửa ở các hướng:

  • Chính Đông - sinh khí tốt nhất

  • Đông Nam - thiên y tốt nhì

  • Chính Bắc - diên niên tốt ba

  • Chính Nam - phục vi tốt bốn

    Sơ đồ tổng thể:

4 Cửa Lành

Hướng Đông

Sinh Khí

Đông - Nam

Thiên Y

Hướng Bắc

Diên Niên

Hướng Nam

Phục Vị

unnamed (34)

Bảng Tổng Hợp Hướng Đặt Mộ Huyệt Tuổi Trạch Ly

Tựa Đầu

Hướng (Huyền Quan)

Kết Luận

Tí (Vượng trang)

Ngọ (Thân hôn)

Tốt

Quí (Hưng phước)

Đinh (Hoan lạc)

Tốt

Càn (Quan tước)

Tốn (Vinh phú)

Tốt Vừa

Dậu (Tấn tài)

Mão (Tấn điền)

Tốt Vừa

Ngọ (Thân hôn)

Tí (Vượng trang)

Tốt Vừa

Đinh (Hoan lạc)

Quí (Hưng phước)

Tốt Vừa

Tỵ (Thiếu vong)

Hợi (Quan quí)

Tạm Được

Tốn (Vinh phú)

Càn (Quan tước)

Tạm Được

Mão (Tấn điền)

Dậu (Tấn tài)

Tạm Được

Dần (Khẩu thiệt)

Thân (Phúc đức)

Tạm Được

Cấn (Điên cuồng)

Không (Vượng tài)

Tạm Được

Canh (Ôn hoàng)

Giáp (Vượng tâm)

Tạm Được

Phong Thủy Trạch Chấn:

Cho người quá cố cung phi - quẻ Chấn


Thuộc hành Mộc hướng Đông (tọa - ngồi Đông, phục vị; nhìn - hướng Tây, tuyệt mệnh); phương án chủ đạo: Giáp - Mão - Ất


Xét các phương án lựa chọn, có thể mở cửa ở các hướng:

  • Chính Nam - sinh khí tốt nhất

  • Chính Bắc - thiên y tốt nhì

  • Đông Nam - diên niên tốt ba

  • Chính Đông - phục vi tốt bốn

    Sơ đồ tổng thể:

4 Cửa Lành

Hướng Nam

Sinh Khí

Hướng Bắc

Thiên Y

Đông Nam

Diên Niên

Hướng Đông

Phục Vị


Sơ đồ chi tiết:

Bảng Tổng Hợp Hướng Đặt Mộ Huyệt Tuổi Trạch Chấn

Tựa Đầu

Hướng (Huyền Quan)

Kết Luận

Dậu (Vượng trang)

Mão (Thân hôn)

Tốt

Tân (Hưng phước)

Ất (Hoan lạc)

Tốt

Càn (Điên cuồng)

Tốn (Vượng tài)

Tốt Vừa

Hợi (Khẩu thiệt)

Tỵ (Phúc đức)

Tốt Vừa

Tí (Tấn điền)

Ngọ (Tấn tài)

Tốt Vừa

Bính (Ôn hoàng)

Nhâm (Vượng tâm)

Tốt Vừa

Ngọ (Tấn tài)

Tí (Tấn điền)

Tạm Được

Khôn (Quan tước)

Cấn (Vinh phú)

Tạm Được

Cấn (Vinh phú)

Khôn (Quan tước)

Tạm Được

Dần (Thiếu vong)

Thân (Quan quí)

Tạm Được

Mão (Thân hôn)

Dậu (Vượng trang)

Tạm Được

Ất (Hoan lạc)

Tân (Hưng phước)

Tạm Được

unnamed (35)

Phong Thủy Trạch Tốn:

Cho người quá cố cung phi - quẻ Tốn


Thuộc hành Mộc hướng Đông (tọa - ngồi Đông, phục vị; nhìn - hướng Tây, tuyệt mệnh); phương án chủ đạo: Thìn - Tốn - Tỵ

Xét các phương án lựa chọn, có thể mở cửa ở các hướng:

  • Chính Bắc - sinh khí tốt nhất

  • Chính Nam - thiên y tốt nhì

  • Chính Đông - diên niên tốt ba

  • Đông Nam - phục vi tốt bốn

Sơ đồ tổng thể:
 

4 Cửa Lành

Hướng Bắc

Sinh Khí

Hướng Nam

Thiên y

Hướng Đông

Diên Niên

Đông Nam

Phục Vị

Sơ đồ chi tiết

unnamed (36)

Bảng Tổng Hợp Hướng Đặt Mộ Huyệt Tuổi Trạch Tốn

Tựa Đầu

Hướng (Huyền Quan)

Kết Luận

Tí (Tấn điền)

Ngọ (Tấn tài)

Tốt

Hợi (Khẩu thiệt)

Tỵ (Phúc đức)

Tốt Vừa

Càn (Điên cuồng)

Tốn (Vượng tài)

Tốt Vừa

Tân (Hưng phước)

Ất (Hoan lạc)

Tốt Vừa

Dậu (Vượng trang)

Mão (Thân hôn)

Tốt Vừa

Ngọ (Tấn tài)

Tí (Tấn điền)

Tốt Vừa

Bính (Ôn hoàng)

Nhâm (Vượng tâm)

Tốt Vừa

Ất (Hoan lạc)

Tân (Hưng phước)

Tạm Được

Mão (Thân hôn)

Dậu (Vượng trang)

Tạm Được

Dần (Thiếu vong)

Thân (Quan quí)

Tạm Được

Cấn (Vinh phú)

Khôn (Quan tước)

Tạm Được

Khôn (Quan tước)

Cấn (Vinh phú)

Tạm Được

4.2. Quẻ Tây Tứ Trạch

 Phong Thủy Trạch Khôn

Cho người quá cố cung phi - quẻ Khôn


Thuộc hành Thổ hướng Tây Nam (tọa - ngồi Tây Nam, phục vị; nhìn - hướng Đông Bắc, sinh khí); phương án chủ đạo: Mùi - Khôn - Thân


Xét các phương án lựa chọn, có thể mở cửa ở các hướng:

  • Đông Bắc - sinh khí tốt nhất
  • Chính Tây - thiên y tốt nhì
  • Tây Bắc - diên niên tốt ba
  • Tây Nam - phục vi tốt bốn

    Sơ đồ chi tiết:

unnamed (37)

Bảng Tổng Hợp Hướng Đặt Mộ Huyệt Tuổi Trạch Khôn

Tựa Đầu

Hướng (Huyền Quan)

Kết Luận

Cấn (Quan tước)

Khôn (Vinh phú)

Tốt

Mão (Vượng trang)

Dậu (Thân hôn)

Tốt Vừa

Ất (Hưng phước)

Tân (Hoan lạc)

Tốt Vừa

Tốn (Điên cuồng)

Càn (Vượng tài)

Tốt Vừa

Tỵ (Khẩu thiệt)

Hợi (Phước đức)

Tốt Vừa

Khôn (Vinh phú)

Cấn (Quan tước)

Tốt Vừa

Thân (Thiếu vong)

Dần (Quan quí)

Tạm Được

Dậu (Thân hôn)

Mão (Vượng trang)

Tạm Được

Tân (Hoan lạc)

Ất (Hưng phước)

Tạm Được

Nhâm (Ôn hoàng)

Bính (Vượng tâm)

Tạm Được

Tí (Tấn tài)

Ngọ (Tấn điền)

Tạm Được

Ngọ (Tấn điền)

Tí (Tấn tài)

Tạm Được

 unnamed (38)

 Phong Thủy Trạch Càn

Cho người quá cố cung phi - quẻ Càn


Thuộc hành Kim hướng Tây Bắc (tọa - ngồi Tây Bắc, phục vị; nhìn - hướng Đông Nam, họa hại); phương án chủ đạo: Tuất - Càn - Hợi


Xét các phương án lựa chọn, có thể mở cửa ở các hướng:

  • Chính Tây - sinh khí tốt nhất

  • Đông Bắc - thiên y tốt nhì

  • Tây Nam - diên niên tốt ba

  • Tây Bắc - phục vi tốt bốn

    Sơ đồ chi tiết:

 

Bảng Tổng Hợp Hướng Đặt Mộ Huyệt Tuổi Trạch Càn

 

Tựa Đầu

Hướng (Huyền Quan)

Kết Luận

Tốn (Vinh phú)

Càn (Quan tước)

Tốt

Tỵ (Thiếu vong)

Hợi (Quan quí)

Tốt

Mão (Tấn điền)

Dậu (Tấn tài)

Tốt Vừa

Dần (Khẩu thiệt)

Thân (Phúc đức)

Tốt Vừa

Cấn (Điên cuồng)

Khôn (Vượng tài)

Tốt Vừa

Quí (Hưng phước)

Đinh (Hoan lạc)

Tạm Được

Tí (Vượng trang)

Ngọ (Thân hôn)

Tạm Được

Càn (Quan tước)

Tốn (Vinh phú)

Tạm Được

Dậu (Tấn tài)

Mão (Tấn điền)

Tạm Được

Canh (Ôn hoàng)

Giáp (Vượng tâm)

Tạm Được

Đinh (Hoan lạc)

Quí (Hưng phước)

Tạm Được

Ngọ (Thân hôn)

Tí (Vượng trang)

Tạm Được

unnamed (39)

Phong Thủy Trạch Đoài

Cho người quá cố cung phi - quẻ Đoài


Thuộc hành Kim hướng Tây (tọa - ngồi Tây, phục vị; nhìn - hướng Đông, tuyệt mạng); phương án chủ đạo: Canh - Dậu - Tân


Xét các phương án lựa chọn, có thể mở cửa ở các hướng:

  • Tây Bắc - sinh khí tốt nhất

  • Tây Nam - thiên y tốt nhì

  • Đông Bắc - diên niên tốt ba

  • Chính Tây - phục vi tốt bốn

Sơ đồ chi tiết:

Bảng Tổng Hợp Hướng Đặt Mộ Huyệt Tuổi Trạch Đoài

 

Tựa Đầu

Hướng (Huyền Quan)

Kết Luận

Mão (Vượng trang)

Dậu (Thân hôn)

Tốt

Ất (Hưng phước)

Tân (Hoan lạc)

Tốt

Tốn (Điên cuồng)

Càn (Vượng tài)

Tốt Vừa

Tỵ (Khẩu thiệt)

Hợi (Phước đức)

Tốt Vừa

Cấn (Quan tước)

Khôn (Vinh phú)

Tốt Vừa

Thân (Thiếu vong)

Dần (Quan quí)

Tạm Được

Khôn (Vinh phú)

Cấn (Quan tước)

Tạm Được

Ngọ (Tấn điền)

Tí (Tấn tài)

Tạm Được

Dậu (Thân hôn)

Mão (Vượng trang)

Tạm Được

Tân (Hoan lạc)

Ất (Hưng phước)

Tạm Được

Nhâm (Ôn hoàng)

Bính (Vượng tâm)

Tạm Được

Tí (Tấn tài)

Ngọ (Tấn điền)

Tạm Được

 unnamed (40)

Phong Thủy Trạch Cấn

Cho người quá cố cung phi - quẻ Cấn


Thuộc hành Thổ hướng Đông Bắc (tọa - ngồi Đông Bắc, phục vị; nhìn - hướng Tây Nam, sinh khí); phương án chủ đạo: Sửu - Cấn - Dần


Xét các phương án lựa chọn, có thể mở cửa ở các hướng:

  • Tây Nam - sinh khí tốt nhất

  • Tây Bắc - thiên y tốt nhì

  • Tây - diên niên tốt ba

  • Đông Bắc - phục vi tốt bốn

Sơ đồ chi tiết:

Bảng Tổng Hợp Hướng Đặt Mộ Huyệt Tuổi Trạch Cấn

 

Tựa Đầu

Hướng (Huyền Quan)

Kết Luận

Mùi (Hưng phước)

Sửu (Hoan lạc)

Tốt

Thân (Điên cuồng)

Dần (Vượng tài)

Tốt

Sửu (Hoan lạc)

Mùi (Hưng phước)

Tốt Vừa

Mão (Ôn hoàng)

Dậu (Vượng tâm)

Tốt Vừa

Ất (Tấn tài)

Tân (Tấn điền)

Tốt Vừa

Tỵ (Quan tước)

Hợi (Vinh phú)

Tốt Vừa

Đinh (Vượng trang)

Quí (Thân hôn)

Tạm Được

Canh (Khẩu thiệt)

Giáp (Phước đức)

Tạm Được

Tân (Tấn điền)

Ất (Tấn tài)

Tạm Được

Hợi (Vinh phú)

Tỵ (Quan tước)

Tạm Được

Nhâm (Thiếu vong)

Bính (Quan quí)

Tạm Được

Quí (Thân hôn)

Đinh (Vượng trang)

Tạm Được

 

5. Các điều đại kỵ trong Phong Thủy Âm Trạch

Các khía cạnh phạm kỵ trong lĩnh vực phong thủy “Âm trạch” vô cùng đa dạng và phong phú. Học viện Phong thuỷ Minh Việt xin tổng hợp một số điều phạm kỵ tiêu biểu mà các gia chủ cần lưu tâm trong quá trình xây dựng mồ mả cho gia tiên.

Tránh để Mộ phần bị giẫm đạp, xâm phạm

Gia quyến tuyệt đối không đặt mồ mả ở những nơi công cộng, chỗ có nhiều người qua lại vì sẽ bị mọi người vô tình đi qua đi lại, giẫm đạp lên ngôi mộ nhà mình thường xuyên. Điều này làm cho mộ phần dễ bị hỏng hóc, bị hủy hoại, tan tác, linh hồn của người đã khuất không được yên ổn và chịu cảnh người đời giày xéo. 

Vong linh không được siêu thoát sẽ khiến cho con cháu đời sau phải chịu thân phận thấp hèn, sống trong đau khổ, bị người đời cười chê, sỉ nhục và khó ngóc đầu lên được. Cả đời luôn nghèo khó, thường bị những người xung quanh sai phái, nạt nộ nên khó lòng để làm thành nghiệp lớn.

Tránh để Mồ mả bị thất lạc hoặc chỉ có xương cốt của người đã khuất mà không có bia mộ

Bởi lẽ theo thời gian, có nhiều nguyên nhân khó né tránh như loạn lạc hay nghèo khổ mà gia quyến phải bỏ xứ tha hương, nhiều ngôi mộ không có bia mộ nên cũng không có gì đánh dấu. 

Qua thời gian dài, những ngôi mộ này sẽ bị thất lạc, con cháu trong nhà không tìm lại được nên cũng không thể hương khói và ngày lễ tết không được cúng tế. Vong linh của người đã khuất bị tiêu tán, loạn lạc và lạnh lẽo. Vì vậy, nếu gia đình thất lạc mộ phần thì gia chủ nên cố gắng tìm lại để tránh trường hợp con cháu đời sau lâm vào cảnh tha hương, sự nghiệp không thuận lợi, tứ cố vô thân và làm gì cũng thất bại.

Tránh để mồ mả bị ngập nước 

Thực tế, có những phần mộ được an táng tại vị thế đất thấp trũng nên mỗi khi trời mưa to gió lớn thì mộ hay bị ngập trong nước. Về mặt khách quan, xung quanh có người xây lại mộ đã vô tình khiến cho hướng nước chảy thay đổi và chảy ngập quanh mộ phần người khác. 

Nhiều phần mộ còn được đặt ở gần ao hồ,  sông suối, những nơi có nhiều nước hoặc theo thói quen cổ xưa của người Việt xưa hay an táng cho người thân ở phần ruộng nhà mình, khi gặp mưa lớn hay lũ lụt là nước sẽ dâng lên và nhấn chìm ngôi mộ xuống biển nước. 

Theo phong thủy âm trạch, mồ mả bị ngập nước sẽ làm cho linh hồn người chết phải chịu cảnh rét mướt nên con cháu đời sau cũng vì vậy mà sức khỏe có phần yếu ớt, rất sợ gió sợ lạnh, dễ bị chứng bệnh liên quan đến xương khớp, phong thấp, cảm mạo và ho hen. Thậm chí, trường hợp nghiêm trọng hơn còn khiến cho gia quyến trong nhà có người bị chết đuối hoặc say rượu mà tử vong. Trong thời gian hành nghề chúng tôi cũng đã được chiêm nghiệm về việc an táng người mất vào nơi bị ngập nước, con cái dễ phạm vào đào hoa sát, ăn chơi sa đoạ, phá phách và nhiều bệnh tật khó chữa.

Mộ phần bị đào trộm

Đây được xem là điều đại Hung. Đối với những gia quyến giàu có, khi an táng người thân thường đặt thêm các món đồ có giá trị như vàng bạc quý giá để làm đồ tùy táng sẽ khiến những kẻ xấu nổi lòng tham mà sinh ý định đào trộm mộ. 

Chúng thường ấy đi các món đồ tùy táng và xương cốt của người đã khuất còn bị dày xéo, phơi bày, dễ bị những loài thú hoang xâm phạm. Linh hồn người đã khuất vì vậy mà khó lòng siêu thoát khiến cho con cháu đời dễ gặp bất trắc trên đường, thậm chí có thể bị sát hại, vứt xác ở những nơi hoang vắng, nghiêm trọng hơn là đứt đoạn huyết mạch sau này.

Tránh để Mộ phần bị chèn ép

Đối với những ngôi mộ đời trước và được xây dựng từ thời ông bà xa xưa đa phần đều không có tường rào bao hay nằm trong một quần thể kiên cố. Sau này, khi những ngôi mộ mới được xây dựng sẽ khiến cho những ngôi mộ cũ bị chèn ép ở giữa, thậm chí còn bị lấn chiếm đất và lấn sát vào mộ. 

Điều này sẽ làm cho người đã khuất khó lòng an nghỉ bởi đến chỗ để thở cũng không có. Do đó mà con cháu đời sau cũng khó lòng an cư lạc nghiệp, hay gặp phải điều không may mắn và rất có thể gặp nhiều hậu họa từ nhà đất.

Tránh để xương cốt của người đã khuất bị thất tán

Những ngôi mộ được an táng ở vị thế đất hoang vắng, không được gia quyết coi sóc thường xuyên rất dễ dẫn đến tình trạng bị thú hoang đào lên xâm phạm và dày xéo. 

Chúng phá quan tài và bới xương cốt bên trong lên tha đi khắp nơi còn những phần xương sót lại bị vứt lung tung trong mộ phần. Đây chính là điều tối kỵ trong lĩnh vực phong thủy âm trạch. Linh hồn người chết bị giày xéo, sinh tranh chấp với linh hồn khác, gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp của đời sau, con cháu trong nhà dễ bị vướng vào những chuyện thị phi,bị người đời gây khó dễ và dùng mưu kế hãm hại.

Phần đất trước mộ phần bị sụt lún hay sạt lở

Theo phong thủy nếu mộ phần của người đã khuất an táng ở nền đất mềm, bên bờ đồi núi, ruộng nương thì rất dễ xảy ra tình trạng bị sụt lún, xói lở, khiến cho mồ mả bị nghiêng. 

Ngôi mộ có âm trạch đặt ở tại những nơi cao, không được che chắn như đỉnh đồi đỉnh núi được xem là không tốt, bởi nó mang lại cảm giác không được vững chắc, rất dễ bị gió mạnh làm cho chao đảo. 

Điều này khiến cho người đã khuất không được Theo phong thủy nếu mộ phần của người đã khuất an táng ở nền đất mềm, bên bờ đồi núi, ruộng nương thì rất dễ xảy ra tình trạng bị sụt lún, xói lở, khiến cho mồ mả bị nghiêng.  an nghỉ, luôn trong tình trạng lo lắng bất an khiến cho con cháu đời sau phải chịu ít nhiều ảnh hưởng như có thể bị ngã cầu thang, bị  trượt chân hoặc gặp phải tai nạn giao thông.

Tránh hiện tượng trùng táng, mồ mả bị đè bởi ngôi mộ khác

Ông cha ta ngày xưa lập mộ làm rất đơn giản, hay dùng đất để đắp vun thành mô cao rồi lấy gỗ hay gạch đá khắc thành bia mộ. Thời gian lâu dài sẽ khiến cho mộ bị xói mòn, không có dấu hiệu gì nhận biết và trở thành bãi đất bằng phẳng. Về sau, đất an táng cho người khuất ngày một hiếm hoi, những ngôi mộ được xây dựng đan xen khin khít nên khó lòng để có thể phân biệt. 

Điều này đã xả ra trường hợp xây mộ mới đè lên mộ phần cũ, mộ đè lên mộ. Theo phong thủy âm trạch, mồ mả mà đẻ lên nhau sẽ khiến cho linh hồn người nằm dưới cũng không thể nào an nghỉ. 

Con cháu của những ngôi mộ nằm dưới sẽ có đời sống hèn mọn, luôn bị người đời chèn ép, sai phái. Thế hệ sau của ngôi mộ nằm trên sẽ không được thuận lợi, sự nghiệp luôn trắc trở, gặp đủ chuyện khó khăn nên khó có thể thành công.

Tránh để cây cối đâm xuyên quan tài hay dây leo mọc trùm lên mộ

Nếu mộ phần được táng gần những loại cây gỗ có rễ phát triển mạnh như cây thông, cây phong hay tùng bách rất dễ dẫn đến tình trạng mộ bị rễ cây đâm xuyên qua quan tài và chèn ép lên xương cốt người đã khuất. 

Ngoài ra, còn có trường hợp dây leo xung quanh mọc quá tốt và trùm kín lên trên mộ phần sẽ khiến cho linh hồn người phía dưới không được an nghỉ thoải mái mà bị gò bó chèn ép dẫn đến mất tự do làm con cháu trong nhà cũng phải chịu nhiều hậu họa. 

Thành viên trong gia tộc có thể bị các bệnh lý về tiêu hóa như bệnh chảy máu dạ dày, bệnh ung thư đại tràng, bị đau ngực đau tim, ảnh hưởng đến trí tuệ dẫn đến các bệnh như thần kinh, đần độn, chậm phát triển và thậm chí có thể phạm tội, chịu cảnh tù ngục triền miên. Vì thế mà gia chủ nên đặc biệt lưu ý tới chuyện trồng cây khu vực xây dựng mồ mả cho gia tiên.