Lưu giữ tro cốt người thân ở đâu?

Lưu giữ tro cốt người thân như thế nào sau khi hỏa táng đã trở thành mối quan tâm của nhiều người bởi ai cũng đều có mong muốn tìm được ngôi nhà thứ 2 thật chỉnh chu, ý nghĩa cho những người thân yêu. Đây cũng là điều dễ hiểu khi con cháu muốn thể hiện sự kính trọng đến bề trên của mình ngay cả khi họ đã mất. Công viên Thiên Đường là nghĩa trang hàng đầu trong dịch vụ Lưu Giữ và Cải Táng tro cốt, hài cốt của thân nhân để quy tụ về cùng khu mộ gia tộc, khu mộ gia đình, hoặc khu mộ đơn theo nhu cầu của gia quyến.

Góc nhìn nhà Phật

Trong nhà Phật, dù là thiêu (hỏa táng) hay chôn (địa táng) thì thân xác của người chết sẽ mất đi mọi cảm giác, không còn biết nóng lạnh là gì bởi thần kinh, tứ chi đã ngừng hoạt động. Thần thức đã rời thân xác nên cũng chẳng cảm nhận được sự đau đớn.

Nói thế để biết rằng dù hỏa táng hay địa táng, thì vong linh của người đã mất đều không bị ảnh hưởng đến việc siêu thoát. Tro cốt là phần còn lại sau khi đốt toàn bộ thân xác. Ngày xưa thì để trên giàn hỏa thiêu, sau thu lại cả tro tàn của củi và xác. Còn bây giờ có lò thiêu bằng điện, tro cốt còn lại sau cùng tinh nguyên và không lẫn tạp chất.

Cũng vì thế mà xác chết sau khi hỏa táng sạch sẽ, ít gây ô nhiễm cho môi trường hơn là với địa táng. Bởi thế mà đây là phương pháp xử lý xác chết được khuyến khích và phát triển trong thế giới hiện đại.  

Tro cốt nên để ở đâu là hợp lý?

luu_giu_tro_cot_nguoi_than_1

Theo Phật giáo, con người sau khi chết thì thần thức theo nghiệp tái sinh, còn xác thân tứ đại (đất, nước, gió, lửa) thì trả về cho tứ đại. Theo phong tục tập quán của từng xứ sở, phần thân xác tứ đại sau khi chết có thể có thể xử lý bằng nhiều cách như hỏa táng (thiêu), địa táng (chôn), thủy táng (thả sông biển), hoặc lâm táng (bỏ trong rừng), thậm chí là không táng (treo lên cây) hay điểu táng (cho kền kền ăn).

Tro cốt sau khi hỏa táng còn có thể đem lên chùa như một giải pháp cầu siêu. Nếu người đã mất là một Phật tử, hoặc trong lúc lâm chung tâm tưởng hướng Phật thì việc hỏa táng xong đưa tro cốt lên chùa gửi là một điều nên thực hiện. Không khí thanh tịnh, sớm tối kinh kệ nơi cửa Phật khiến người ta có cảm giác siêu thoát và con cháu cũng cảm thấy nhẹ nhàng. Tuy nhiên việc lưu giữ tro cốt tại chùa chưa phải là cách tối ưu, nhà chùa có mặt bằng bị hạn chế, không thể đáp ứng mãi việc lưu giữ tro cốt, cùng với việc bảo quản, chăm sóc sẽ còn nhiều thiếu sót.

Có nên lưu giữ tro cốt người thân tại nhà?

Các chuyên gia phong thủy khuyên mọi gia đình hỏa táng người chết không nên đem tro cốt về nhà thờ cúng mà hãy đem đi chôn cất, nếu không làm vậy con cháu sẽ có nguy cơ gặp vận hạn. Một lý do khác để không nên mang tro cốt về giữ trong nhà vì người mất phải về với cõi âm, không nên để hồn người mất vương vấn trên trần gian và để tro cốt trong nhà dẫn đến ngôi nhà thiếu dương khí.

Công viên Nghĩa trang Thiên Đường

Công Viên Nghĩa trang Thiên Đường là nghĩa trang hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ Lưu Giữ và Cải Táng tro cốt, hài cốt của thân nhân để quy tụ về cùng khu mộ gia tộc, khu mộ gia đình, khu mộ đôi, khu mộ đơn theo nhu cầu của gia quyến.

333702540_732766218411853_7190535694132617519_n_1

Chùa Báo Ân tại Công viên Nghĩa trang Thiên Đường

Lưu giữ tro cốt sau hỏa táng tại Thiên Đường được quy hoạch bài bản, chỉn chu thể hiện sự văn minh, chu toàn của thế hệ con cháu ngày nay. Công viên Thiên Đường là Khu Công viên Tâm linh hiện đại và cao cấp bậc nhất Việt Nam. Tại đây, hệ thống công trình tâm linh: Đền Trình, Chùa Báo Ân mang màu sắc nâu trầm cùng lối kiến trúc gìn giữ nét văn hóa truyền thống chùa cổ Bắc Bộ khiến không gian gần gũi nhưng vẫn toát lên sự tôn nghiêm, thanh tịnh và linh thiêng. Công viên Nghĩa trang Thiên Đường chính là không gian an nghỉ vĩnh hằng hoàn hảo nhất để con cháu thể hiện lòng tôn kính với những người đã khuất.